Điều trị viêm amidan cho trẻ như nào hiệu quả?
Điều trị viêm amidan ở trẻ em như thế nào hiệu quả?
Điều trị viêm amidan ở trẻ em như thế nào hiệu quả? - Ảnh: BookingCare

Điều trị viêm amidan cho trẻ như nào hiệu quả?

Tác giả: - Xuất bản: 08/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 08/12/2023
Viêm amidan ở trẻ hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả. Cha mẹ có thể tham khảo nội dung dưới đây để đưa ra quyết định thăm khám và điều trị cho trẻ phù hợp.

Viêm amidan ở trẻ em là một tình trạng phổ biến, thường xảy ra do viêm nhiễm của họng và amidan. Dấu hiệu thường gặp bao gồm sốt cao, đau họng, khó nuốt, khó nói và nổi hạch cổ. Viêm amidan có thể do nhiễm vi khuẩn,  nhiễm vi rút, hoặc do trào ngược thanh quản họng, .

Điều trị viêm amidan cho trẻ như nào hiệu quả?

Khi bị viêm amidan, trẻ sẽ có biểu hiện sốt, mệt mỏi, bỏ ăn, than đau họng. Nếu trẻ nhỏ, trẻ có thể trẻ sẽ quấy khóc nhiều, bỏ bú. Lúc này cha mẹ cần kết hợp cả điều trị bằng thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ và các biện pháp chăm sóc tại nhà để giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh, hạn chế biến chứng.

Cha mẹ có thể thực hiện một số gợi ý về phương pháp điều trị viêm amidan dưới đây.

Chăm sóc tại nhà

  • Cha mẹ nên cho trẻ ngủ nhiều hơn bình thường để cơ thể trẻ được nghỉ ngơi.
  • Uống nước ấm hoặc nước ấm kết hợp với mật ong (với trẻ trên 1 tuổi) có thể làm dịu cơn đau họng.
  • Ăn thức ăn mềm, nguội để giảm kích thích phần amidan đang bị viêm.
  • Ăn uống đủ thịt cá trứng sữa và rau xanh để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Điều trị bằng thuốc

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây viêm amidan là gì mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các loại thuốc phù hợp.

Với trẻ viêm amidan do virus, thông thường các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau 7-10 ngày. Trường hợp trẻ sốt cao trên 38.5 độ C, cần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Lưu ý về liều lượng khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.

Trong trường hợp viêm amidan do nhiễm khuẩn, trẻ cần dùng thêm kháng sinh. Việc xác định loại kháng sinh và liều lượng cần được bác sĩ chỉ định, vì vậy cha mẹ nên đưa con đến khám với bác sĩ chuyên khoa. 

Đặc biệt, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, dùng đủ số liều khánh sinh theo hướng dẫn. Ngoài ra, cha mẹ cho trẻ tái khám với bác sĩ theo hẹn để bác sĩ đánh giá sự hiệu quả của loại khánh sinh trẻ đang dùng và thay đổi loại thuốc nếu cần thiết.

Phẫu thuật cắt bỏ amidan

Trong trường hợp viêm amidan tái phát hoặc nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ, bác sĩ có thể khuyên phẫu thuật cắt amidan. 

Những trường hợp thường được bác sĩ đưa ra lời khuyên cắt amidan bao gồm:

  • Viêm amidan tái phát nhiều lần (5-7 lần/năm)
  • Viêm amidan cấp tính nặng và dai dẳng mặc dù đã dùng kháng sinh.
  • Amidan viêm sưng to có thể gây ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

Vệ sinh cá nhân và môi trường

  • Tránh khói thuốc lá và môi trường ô nhiễm, điều này có thể làm tăng tình trạng viêm amidan.
  • Giáo dục trẻ gìn giữ vệ sinh tay, tránh đưa tay lên miệng, vệ sinh tay trước khi ăn, vệ sinh răng miệng hàng ngày.
  • Không nên cho trẻ ăn quá no, không được ăn xong đi ngủ liền, bữa ăn và ngủ nên cách nhau ít nhất 2 tiếng, để phòng tránh trào ngược dịch trong dạ dày lên họng.

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa?

Khi bị viêm amidan, cha mẹ có thể đưa con đến thăm khám với bác sĩ Nhi khoa hoặc bác sĩ Tai mũi họng.

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám khi:

  • Trẻ có các triệu chứng viêm dai dẳng, không dứt.
  • Tình trạng bệnh trở nên nặng hơn ngay cả khi đã dùng thuốc.
  • Trẻ gặp phải các biến chứng từ viêm amidan.
  • Trẻ sốt cao liên tục.
  • Trẻ khó nuốt nước bọt, khó thở, khó nói.

Bên cạnh đó, khi nhận thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ nên đưa con đến khám với bác sĩ.

Viêm amidan ở trẻ em là một tình trạng phổ biến, nhưng có thể điều trị hiệu quả bằng các biện pháp như chăm sóc tại nhà, sử dụng thuốc, và sau cùng là phẫu thuật. Quan trọng nhất, cha mẹ nên được tư vấn chính xác và theo dõi chặc chẽ của bác sĩ để đảm bảo rằng điều trị được cá nhân hóa và an toàn cho trẻ.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết