Điều trị viêm nha chu an toàn và hiệu quả
Điều trị viêm nha chu an toàn và hiệu quả
Điều trị viêm nha chi
Điều trị viêm nha chu như thế nào? - Ảnh BookingCare

Điều trị viêm nha chu an toàn và hiệu quả

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 19/06/2024 | Cập nhật lần cuối: 19/06/2024
Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng khá phổ biến, thường xuất hiện ở người trung niên và người già. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc mất răng ở người lớn. Do đó cần phát hiện và điều trị kịp thời để các hạn chế biến chứng.

Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng mà nhiều người thường gặp phải. Bệnh có thể diễn tiến gây ra nhiều biến chứng. Cùng BookingCare tìm hiểu rõ cách điều trị viêm nha chu trong bài viết dưới đây.

Điều trị viêm nha chu như thế nào?

Mục đích của việc điều trị viêm nha chu là làm sạch mảng bám và các túi nha chu xung quanh răng và ngăn chặn tổn thương cho xương ổ răng. 

Việc điều trị phải đi kèm với việc thay đổi lối sống như bỏ thuốc lá, chải răng sau khi ăn.

Điều trị cho trường hợp cấp cứu

  • Gồm những trường hợp bị áp xe niêm mạc hoặc nướu với các biểu hiện đặc trưng là tình trạng sưng đỏ và đau ở niêm mạc, sờ vào nướu thấy hiện tượng phập phồng. 

  • Việc sử dụng thuốc chống viêm và kháng sinh có thể giúp khỏi ổ mủ tạm thời nhưng bệnh không chấm dứt mà còn tiến triển mạn tính, thỉnh thoảng sẽ bộc phát có cơn cấp tính rồi cứ thế tái diễn theo chu kỳ và trở nên trầm trọng.

Điều trị không cần phẫu thuật

  • Là phương pháp phổ biến và thường được áp dụng nhất cho điều trị viêm nha chu.
  • Làm sạch cao răng và đánh bóng bề mặt răng.
  • Dùng thuốc sát khuẩn và thuốc chống viêm để chấm vào răng.
  • Tiến hành chỉnh sửa hoặc thay thế miếng trám phục hình nha khoa bị lỗi.
  • Nếu không thể giữ được răng, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ có đánh giá cụ thể để chỉ định răng cần nhổ.

Điều trị bằng phẫu thuật

Phương pháp này chỉ áp dụng khi đã thực hiện điều trị thông thường nhưng không đáp ứng. Thường thì bác sĩ nha khoa sẽ lựa chọn một trong các hình thức sau:

  • Loại bỏ túi nha chu: tác dụng của phương pháp này là làm giảm độ sâu của túi nha chu nhờ đó mà việc vệ sinh làm sạch mảng bám trở nên dễ hơn.
  • Tái tạo: nếu túi nha chu sâu và có quá nhiều vi khuẩn sẽ làm tiêu hủy thêm xương và mô nha chu, răng bị lung lay với mức độ nghiêm trọng. Sau phẫu thuật sẽ đạt được kết quả là phần xương và mô nha chu được tái tạo lại.
  • Ghép mô mềm:
    • Áp dụng với trường hợp chân răng bị lộ do tụt lợi. Phẫu thuật có khả năng phục hồi hư hại, chấm dứt tái phát tụt lợi làm phá hủy mô lợi cùng tổ chức xương xung quanh răng.
    • Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành phẫu thuật sao cho giảm được tình trạng ê buốt mà vẫn đảm bảo yếu tố hài hòa ở viền lợi.

Điều trị duy trì

Sau khi đã được điều trị tích cực và bệnh đã ổn định thì bạn nên tái khám và theo dõi định kỳ, phòng ngừa bệnh tái diễn.

Cách chăm sóc viêm nha chu tại nhà

Chăm sóc tại nhà đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mảng bám và giảm nguy cơ mắc bệnh nướu. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) cho một số lời khuyên như sau:

  • Chải răng trong 2 phút, 2 lần mỗi ngày, bằng bàn chải có lông mềm hoặc điện.
  • Chọn kem đánh răng chứa fluoride để bảo vệ men răng và ngăn ngừa sự hình thành sâu răng.
  • Sau 3 - 4 tháng nên thay đổi bàn chải đánh răng hoặc thường xuyên hơn nếu lông bàn chải bắt đầu xơ hoặc sờn.
  • Chọn bàn chải có lông mềm.
  • Không dùng chung bàn chải đánh răng, vì vi khuẩn sẽ lan truyền.
  • Dùng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ răng và nước súc miệng chứa chất sát khuẩn.
  • Hãy bỏ thuốc lá.
  • Hạn chế uống rượu.
  • Ăn nhiều trái cây và rau.
  • Đến nha khoa kiểm tra răng miệng 2 lần/năm.
  • Uống từ 1,5 - 2 lít nước/ngày.
  • Kiểm soát cẩn thận mức đường huyết theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Theo dõi và khám nha khoa định kỳ là phương pháp hiệu quả để phòng ngừa và điều trị các bệnh lý nha chu. Khi có bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết