Xuất huyết dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm trợt dạ dày xuất huyết, ung thư dạ dày và xơ gan. Vậy điều trị xuất huyết dạ dày thường được tiến hành như thế nào?
Sau khi thăm khám, tùy vào tình hình của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường có 2 hướng điều trị như sau:
Đối với một số trường hợp nhẹ, xuất huyết dạ dày có thể tự ngừng mà không cần đến các can thiệp điều trị y tế. Khi được thăm khám tại các cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi từ 24 – 48 tiếng, nội soi dạ dày - thực quản thường được chỉ định tùy theo tình trạng diễn biến của bệnh nhân và đánh giá của bác sĩ.
Khi tình trạng xuất huyết giảm, bệnh nhân sẽ được xuất viện và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.
Trong trường hợp người bệnh bị xuất huyết dạ dày nặng, bác sĩ sẽ tiến hành cầm máu ngay lập tức thông qua nội soi dạ dày để tránh tình trạng mất máu quá nhiều. Sau đó người bệnh sẽ được tiếp tục điều trị sử dụng các biện pháp dưới đây
Để biết được phương pháp điều trị phù hợp với tình hình bệnh lý của bản thân, người bệnh xuất huyết dạ dày cần sớm thăm khám với bác sĩ Tiêu hóa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân xuất huyết dày. Từ đó giảm thiểu những triệu chứng của xuất huyết dạ dày và tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.