Đọc ngay: 5 cách chữa tiểu rắt cần biết
dieu-tri-tieu-rat
Điều trị tiểu rắt nhằm kiểm soát các triệu chứng, giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống - ảnh: BookingCare

Đọc ngay: 5 cách chữa tiểu rắt cần biết

Tác giả: - Xuất bản: 31/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 08/01/2024
Tham khảo một số thông tin về các phương pháp điều trị tiểu rắt từ bác sĩ là cách thức an toàn và hiệu quả để người bệnh giảm thiểu các triệu chứng và ảnh hưởng của tiểu rắt gây ra.

Tiểu rắt là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Việc kiểm soát các triệu chứng tiểu rắt là yếu tố quan trọng giúp người bệnh cải thiện và duy trì chất lượng cuộc sống ổn định. Đọc thêm về các phương pháp điều trị tiểu rắt qua bài viết.

Các phương pháp điều trị tiểu rắt

Các phương pháp điều trị cụ thể căn cứ vào nguyên nhân gây ra tiểu rắt, mức độ triệu chứng và các yếu tố tiền sử bệnh lý khác. Một số phương pháp điều trị tiểu rắt thường gặp hiện nay gồm:

Điều trị bằng thuốc

Điều trị các triệu chứng tiểu rắt bằng thuốc là phương pháp nhanh và đơn giản được áp dụng cho nhiều trường hợp bệnh nhân. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để cải thiện tình trạng tiểu rắt, bao gồm:

  • Các loại thuốc kháng sinh dành cho các trường hợp viêm nhiễm, nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm, trùng roi làm rối loạn chức năng tiết niệu như: Amoxicillin, Doxycycline, Trimethoprim…
  • Thuốc chống co cơ bàng quang và thuốc giãn cơ bàng quang như Tolterodine.
  • Các thuốc chống cholinergic (Oxybutynin, Trospium clorua, Tolterodine, Hydrobromide…) ức chế chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine trong hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên gây ra tình trạng tiểu rắt.
  • Các thuốc điều trị bệnh lý liên quan đến tiểu rắt.

Vật lý trị liệu

Với một số trường hợp bệnh nhân bị tiểu rắt do gặp các vấn đề về cơ bàng quang, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các bài tập vật lý trị liệu tác động lên các cơ này.

Các bài tập nhằm tăng cường cơ bàng quang, từ đó làm giảm tần suất đi tiểu hàng ngày và cải thiện khả năng kiểm soát tiểu tiện. Một số bài tập phổ biến để người bệnh có thể tập luyện tại nhà bao gồm: Lunges, Yoga, Kegel…

Điều trị ngoại khoa

Đối với các trường hợp nghiêm trọng có thể được can thiệp điều trị ngoại khoa, trong đó phổ biến phương pháp phẫu thuật chỉnh hình cơ bàng quang, điều trị bằng laser hoặc sóng siêu âm… có thể được chỉ định cho từng trường hợp cụ thể để loại bỏ các khối u, sỏi, các mô viêm nhiễm… gây ra tiểu rắt.

Điều trị bằng thảo dược

Lựa chọn điều trị bằng thảo dược là phương pháp tương đối an toàn và lâu dài trong việc giảm thiểu các triệu chứng tiểu rắt. Việc sử dụng thảo dược nhằm ổn định, điều hòa chức năng của các cơ quan trong cơ thể, bao gồm hệ tiết niệu.

Một số vị thuốc có thể sử dụng trong điều trị tiểu rắt như: biển súc, hải kim sa (bòng bong), bông mã đề, cam thảo, mộc thông, diếp cá…

Phương pháp điều trị dự phòng

Để hạn chế triệu chứng và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị, người bệnh cần thực hiện các phương pháp điều trị dự phòng tiểu rắt, cải thiện tần suất bao gồm:

  • Thay đổi lối sống và thói quen tiểu tiện: uống nước nhiều vào ban ngày và hạn chế uống nước trước khi đi ngủ; giảm tiêu thụ các chất lỏng, chất kích thích như cafein, cồn, nước ngọt...
  • Đi tiểu đều, không nhịn tiểu lâu quá mức khiến bàng quang quá căng làm tăng nguy cơ tiểu rắt.
  • Kiểm soát cân nặng, tập thể dục thường xuyên để duy trì sức khỏe hệ tiết niệu.

Không có một phương pháp điều trị tiểu rắt cụ thể cho tất cả trường hợp, vì vậy người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được đánh giá cụ thể tình trạng và tiếp nhận phương án điều trị phù hợp, từ đó cải thiện tình trạng tiểu rắt và sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết