Điểm qua 5 nguyên nhân tiểu rắt phổ biến
nguyen-nhan-tieu-rat
Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng tiểu rắt? - ảnh: BookingCare

Điểm qua 5 nguyên nhân tiểu rắt phổ biến

Tác giả: - Xuất bản: 31/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 08/01/2024
Nguyên nhân tiểu rắt có thể phát triển từ nhiều lý do khác nhau từ thói quen sinh hoạt, các vấn đề gây ảnh hưởng đến hệ tiết niệu hoặc một số bệnh lý liên quan. Đọc thêm trong bài viết!

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu rắt. Việc xác định cụ thể nguyên nhân có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và điều trị tiểu rắt, giúp người bệnh sớm quay trở lại cuộc sống bình thường.

Các nguyên nhân chính gây ra tiểu rắt

Nhìn chung, người bệnh có thể mắc tiểu rắt do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó những nguyên nhân chính có thể bắt nguồn từ:

Các vấn đề về đường tiết niệu, bàng quang và vùng xương chậu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này. Đây là những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở bàng quang, niệu đạo hoặc các bộ phận khác của đường tiết niệu. Các vấn đề cụ thể hơn có thể như:

  • Nhiễm trùng bàng quang.
  • Nhiễm trùng niệu đạo.
  • Viêm bể thận (nhiễm trùng thận).
  • Nữ giới bị tiểu rắt có thể xuất phát từ nhiễm trùng âm đạo do nấm men, viêm âm đạo do vi khuẩn trùng roi âm đạo… từ việc quan hệ tình dục hoặc thiếu vệ sinh vùng kín.

Các tình trạng khác ở đường tiết niệu và vùng xương chậu có thể gây đi tiểu thường xuyên bao gồm:

  • Viêm bàng quang kẽ/hội chứng đau bàng quang.
  • Hội chứng bàng quang hoạt động quá mức: sự co thắt không kiểm soát của bàng quang có thể sinh ra tình trạng tiểu rắt.
  • Một số trường hợp có thể xuất phát từ các khối u bàng quang và u niệu đạo.

Mang thai

Trong quá trình mang thai, sự phát triển của thai nhi có thể chèn ép lên bàng quang dẫn đến bàng quang bị giảm khả năng co thắt, điều này có thể sinh ra tình trạng tiểu nhiều hoặc tiểu rắt. Bà bầu thường cảm thấy muốn đi tiểu nhiều hơn trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba.

Bệnh tiểu đường

Tiểu rắt, tiểu nhiều lần là triệu chứng phổ biến của người bệnh mắc tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Tiểu đường là tình trạng cơ thể không thể sử dụng insulin để đưa glucose vào trong tế bào, điều này khiến cơ thể sinh ra phản ứng đi tiểu nhiều hơn để loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể.

Các vấn đề liên quan đến tuyến tiền liệt

Những trường hợp nam giới mắc tiểu rắt thường xuất phát từ các vấn đề ở tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt  tăng dần kích thước sau tuổi 40. Khi xuất hiện các vấn đề ở tuyến này có thể gây chèn ép niệu đạo, kích thích bàng quang dẫn tới cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần. Một số bệnh lý liên quan có thể kể đến gồm:

  • Phì đại tuyến tiền liệt (tăng sản tuyến tiền liệt lành tính).
  • Viêm tuyến tiền liệt.
  • U xơ tiền liệt tuyến gây hẹp niệu đạo.

Thuốc

Một số trường hợp tiểu rắt có thể bắt nguồn từ việc sử dụng một số loại thuốc chứa các thành phần lợi tiểu. Thuốc lợi tiểu có chức năng loại bỏ muối và nước dư thừa ra khỏi cơ thể, điều này có thể kích thích sản xuất nước tiểu liên tục khiến người bệnh sinh ra cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần.

Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng này bao gồm: thuốc điều trị bệnh tim mạch, thuốc hạ huyết áp…

Các nguyên nhân khác

Bên cạnh đó, tình trạng tiểu rắt có thể xảy ra trong một số trường hợp sức khỏe như sau:

  • Đột quỵ.
  • Tổn thương tủy sống.
  • Đau xơ cơ.
  • Sử dụng nhiều rượu hoặc caffeine.
  • Căng thẳng, stress kéo dài làm ảnh hưởng đến hoạt động của các dây thần kinh.

Trên đây là một số nguyên nhân dẫn tiểu rắt đáng chú ý. Bạn đọc nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ tiểu rắt cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết