Đọc ngay: nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không và khả năng điều trị bệnh
Đọc ngay: nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không và khả năng điều trị bệnh
nhoi-mau-cơ-tim-co-nguy-hiem-khong
Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không và cơ hội điều trị bệnh là điều được nhiều người quan tâm - ảnh: BookingCare

Đọc ngay: nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không và khả năng điều trị bệnh

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 29/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 16/01/2024
Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Vậy nguy cơ và các biến chứng của bệnh lý này là gì? Đọc ngay trong bài viết sau.

Tim là cơ quan đặc biệt trong cơ thể có chức năng nuôi dưỡng và duy trì sự sống cho cơ thể. Khi xuất hiện các vấn đề tim mạch có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe chung. Vậy với các trường hợp mắc nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không?

Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không?

Nhồi máu cơ tim là một tình trạng y tế nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi các động mạch cung cấp máu bị tắc nghẽn, cơ tim không có đủ máu và oxy cần thiết để duy trì hoạt động, gây ra đau ngực và khó thở.

Nếu không được điều trị kịp thời, nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp tính, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Những biến chứng có thể xảy ra từ nhồi máu cơ tim?

Nhồi máu cơ tim có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng thường gặp có thể kể đến như sau:

  • Tình trạng khó thở và co thắt ngực nặng và kéo dài, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một cơn đau tim đột ngột.
  • Rối loạn nhịp tim, thay đổi huyết áp và rối loạn tuần hoàn máu.
  • Đau tim cấp tính.
  • Suy tim: liên quan đến khả năng bơm máu kém, có thể dẫn đến vỡ tim hoặc các vấn đề về van tim.
  • Trong một số trường hợp nghiêm trọng, những biến chứng này có thể gây tử vong.

Nhồi máu cơ tim có thể chữa khỏi không?

Nhồi máu cơ tim không thể điều trị dứt điểm. Thay vào đó người bệnh sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị nhằm kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng.

Đối với các trường hợp mới phát hiện nhồi máu cơ tim có thể được điều trị kiểm soát triệu chứng bằng thuốc trong thời gian đầu. Các trường hợp nhồi máu cơ tim tâm thất được điều trị bằng thuốc có thể giảm 33,1% nguy cơ tử vong.

Các trường hợp nặng được điều trị phẫu thuật có thể cải thiện các triệu chứng nhồi máu cơ tim. Các trường hợp phẫu thuật nong mạch vành qua da (PCI) có thể trở lại hoạt động bình thường trong vòng một tuần. Với các trường hợp ghép bắc cầu động mạch vành (CABG), người bệnh có thể cải thiện sức khỏe ​​sau khoảng 6 đến 12 tuần.

Theo một số nghiên cứu được công bố trên Thư viện Y khoa Hoa Kỳ, phương pháp PCI có thể làm giảm tỷ lệ tử vong của người bệnh nhồi máu cơ tim xuống dưới 11,2% trong vòng 5 năm tiếp theo. Đối với phương pháp phẫu thuật ghép bắc cầu động mạch vành CAGB, tỉ lệ này là 9,2%.

Cần làm gì để phòng tránh nhồi máu cơ tim?

Để phòng ngừa nhồi máu cơ tim, bạn có thể thực hiện một số biện pháp như:

  • Duy trì một lối sống lành mạnh: xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, các loại dầu thực vật, các loại hạt… để duy trì sức khỏe và kiểm soát lượng mỡ máu.
  • Sinh hoạt đúng giờ, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, làm việc hợp lý.
  • Vận động thường xuyên, rèn luyện thể dục đều đặn.
  • Tránh sử dụng rượu bia và hút thuốc lá.
  • Thực hiện kiểm tra sức khỏe thường xuyên để theo dõi và xử lý kịp thời các nguy cơ gây nhồi máu cơ tim có thể xảy ra.

Trên đây là một số thông tin giải đáp về việc nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không. Hy vọng rằng bạn đọc có thể lưu ý về các biến chứng và khả năng điều trị, từ đó có kế hoạch thăm khám định kỳ và thực hiện chăm sóc sức khỏe hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare