Đừng chủ quan khi trẻ dị ứng thời tiết: Cách xử lý dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ
Đừng chủ quan khi trẻ dị ứng thời tiết: Cách xử lý dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ
Dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ khiến trẻ khó chịu - Ảnh: Pinterest

Đừng chủ quan khi trẻ dị ứng thời tiết: Cách xử lý dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ

Trẻ em có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ bị dị ứng trong những ngày thời tiết thay đổi đột ngột. Cha mẹ không nên chủ quan vì dị ứng thời tiết không chỉ gây ra các biểu hiện về da mà còn có các biến chứng nguy hiểm khác nếu không điều trị sớm.

Thời tiết thay đổi khiến nguy cơ mắc bệnh dị ứng thời tiết tăng cao, đặc biệt là ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu.

Vậy, cha mẹ cần lưu ý gì khi trẻ bị dị ứng thời tiết? Khi nào cần cho con thăm khám với bác sĩ Da liễu? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng được coi là một chuỗi những phản ứng có hại của hệ miễn dịch con người đối với các dị nguyên từ môi trường xung quanh.

Kháng thể dị ứng kết hợp với những dị nguyên bên ngoài gây ra những biểu hiện của các bệnh lý như viêm da dị ứng thời tiết, viêm mũi dị ứng thời tiết, viêm kết mạc dị ứng, dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa, hen phế quản...

Dị ứng thời tiết là bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể, xảy ra vào thời gian chuyển mùa hay thời tiết thay đổi đột ngột. Bệnh cần được khắc phục sớm để tránh gây ra biến chứng.

Bệnh dị ứng thời tiết là bệnh lý thường gặp ở nước ta với những biểu hiện như dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ, dị ứng thời tiết nổi mề đay,...

Nguyên nhân dị ứng ở trẻ em

Trẻ bị dị ứng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chủ yếu, bệnh dị ứng thời tiết xuất hiện do hệ thống miễn dịch ở trẻ còn yếu nên dễ bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Các dị nguyên có thể xâm nhập vào cơ thể của trẻ thông qua đường hô hấp, ăn uống, tiêm hoặc tiếp xúc qua da. Tác nhân gây dị ứng có thể là:

  • Nơi ở, khu vui chơi trong nhà lẫn ngoài trời ẩm thấp,...
  • Mối mọt, vi khuẩn trong chăn ga gối, thảm và các vật dụng có hơi ẩm khác
  • Lông chó mèo, động vật, côn trùng
  • Trẻ dùng thuốc, thức ăn không hợp
  • Dị ứng do di truyền: Trẻ có bố mẹ, người thân trong gia đình bị bệnh dị ứng thì có khả năng bị dị ứng cao hơn trẻ khác
  • Thời tiết thay đổi thất thường, đột ngột khiến cơ thể không kịp thích ứng

Dị ứng thời tiết là sự phản ứng của cơ thể trẻ trước các tác nhân bên ngoài môi trường, khí hậu, nhất là khi trẻ chuyển đột ngột từ vùng nóng sang lạnh hoặc ngược lại.

Dấu hiệu dị ứng thời tiết ở trẻ

Khi bị dị ứng thời tiết, cơ thể trẻ có thể xuất hiện các tổn thương trên da như sẩn ngứa,  nổi mề đay, mẩn đỏ, hắt hơi, sổ mũi hoặc các biến chứng nguy hiểm khác như nhiễm trùng da, phát ban mãn tính, thở khò khè, tụt huyết áp, nhiều trường hợp có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng.

  • Phát ban trên bề mặt da, sẩn đỏ ở vùng tay, chân, mặt gây ra cảm giác ngứa, khó chịu. Trẻ thường gãi càng làm cho những nốt mẩn đỏ này lan rộng hơn và thành từng đám nổi khắp bề mặt da.
  • Viêm mũi dị ứng: Người bệnh có cơ địa dị ứng thời tiết dễ gặp triệu chứng viêm mũi dị ứng với những biểu hiện khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất ngủ, buồn ngủ ngày, mệt mỏi, kém tập trung,...
  • Nổi mề đay cấp tính có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ do mề đay nổi đột ngột khiến cơ thể rơi vào trạng thái khó thở, tụt huyết áp nhanh, sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong.
  • Chàm bội nhiễm: Nổi mẩn đỏ có thể kèm mụn nước li ti, chảy dịch vàng, có nhiều vảy gàu ở đầu, khuỷu tay, đầu gối và mặt, ảnh hưởng nhiều đến làn da của trẻ nếu không được điều trị kịp thời.
  • Ho, khó thở, thở khò khè tái diễn nhiều lần có thể là biểu hiện của hen phế quản. Cha mẹ nên cho con đi khám sớm để sàng lọc và phát hiện bệnh, tránh để bệnh chuyển nặng gây đe dọa tính mạng.
Dị ứng thời tiết
Phát ban có thể là biểu hiện dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ - Ảnh: Pixabay

Trẻ bị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết nổi mề đay và dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ là 2 dạng bệnh thường gặp. Ở giai đoạn cấp tính, bệnh kéo dài trong vòng 24 giờ hoặc dưới 6 tuần, gây ra các triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy.

Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, bệnh nhân có thể gặp tình trạng phù nề niêm mạc mắt, tụt huyết áp, sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong.

Vì vậy, dị ứng thời tiết trẻ em ở giai đoạn đầu cần được điều trị kịp thời để tránh bệnh nặng và khó điều trị hơn, dễ gây ra biến chứng, thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Cần làm gì khi bé bị dị ứng thời tiết?

Thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng, quá lạnh hoặc hanh khô đều có thể khiến trẻ bị dị ứng thời tiết. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý các biện pháp điều trị dị ứng thời tiết cho trẻ như:

  • Làm sạch, vệ sinh và đảm bảo da trẻ luôn trong trạng thái sạch sẽ, khô thoáng
  • Tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm, lau khô bằng khăn mềm và bôi kem dưỡng ẩm ngay để tránh tình trạng khô da
  • Không để cho trẻ gãi lên những vùng da bị mẩn, ngứa để tránh trầy xước, nhiễm trùng
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, có thành phần chất liệu từ thiên nhiên, tránh quần áo chật làm bằng len, dạ cọ sát vào cơ thể trẻ
  • Vào những ngày thời tiết nắng nóng, nhiều gió hoặc ngày giao mùa, hạn chế tối đa cho trẻ ra ngoài. Nếu cần ra ngoài nên che chắn cẩn thận
  • Thăm khám ngay khi trẻ có dấu hiệu ho, sốt, sổ mũi, hắt hơi kéo dài, khó thở,...
  • Cho trẻ thăm khám với các bác sĩ Da liễu trong trường hợp cần dùng thuốc, kem dưỡng ẩm.

Phụ huynh nên lưu ý không tự ý cho con dùng thuốc điều trị dị ứng thời tiết vì trẻ còn non nớt. Đồng thời, cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Da liễu để lựa chọn kem dưỡng ẩm phù hợp cho con.

Phòng bệnh dị ứng thời tiết cho trẻ

Để phòng ngừa dị ứng thời tiết cho trẻ, cha mẹ nên chủ động thực hiện các phương pháp như:

  • Cho trẻ uống nước ép trái cây để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, uống nhiều nước để điều hòa cơ thể
  • Xây dựng chế độ ăn uống nhiều rau củ quả, trái cây có chứa nhiều vitamin C, hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, nhộng, đậu phộng
  • Giữ cho cơ thể ở nhiệt độ ổn định nhằm tránh tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột
  • Lựa chọn quần áo có chất liệu thấm hút tốt, phù hợp với thời tiết
  • Với những bệnh nhân có tiểu sử bị bệnh dị ứng hoặc trong gia đình có người bị dị ứng, cần cẩn thận và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng
  • Vệ sinh môi trường sống, chăn gối, đồ chơi của trẻ sạch sẽ, không để bụi bặm, ẩm mốc
  • Cho trẻ thăm khám sớm với các bác sĩ Da liễu nếu như trẻ có dấu hiệu dị ứng thời tiết để kịp thời có phương pháp điều trị

Trong trường hợp phụ huynh e ngại đưa bé đến các bệnh viện, phòng khám vì con còn bé, ngại đường xa hoặc bé sợ hãi, quấy khóc, không hợp tác trong quá trình thăm khám thì có thể cho con thăm khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua Video.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare