Giải đáp: Cách chữa bệnh trĩ như thế nào?
Cách chữa bệnh trĩ như thế nào?
Cách chữa bệnh trĩ như thế nào? - Ảnh: BookingCare

Giải đáp: Cách chữa bệnh trĩ như thế nào?

Tác giả: - Xuất bản: 18/01/2024 - Cập nhật lần cuối: 29/01/2024
Cách chữa bệnh trĩ như thế nào? đang là câu hỏi được đặt ra với nhiều người đang có những dấu hiệu hay đã được chẩn đoán bệnh trĩ. Việc điều trị trĩ đúng phương pháp là hết sức quan trọng đối với người bệnh để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

Bệnh trĩ là một vấn đề sức khỏe phổ biến của mọi người. Tình trạng này xuất hiện khi các tĩnh mạch vùng hậu môn bị phình ra , không chỉ tạo ra các triệu chứng như, sưng và chảy máu, có thể gây đau mà còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Cùng tìm hiểu cách chữa bệnh trĩ qua bài viết dưới đây để biết cách giảm triệu chứng khó chịu và mang lại sự an tâm cho những ai đang trải qua hành trình điều trị bệnh trĩ.

Cách chữa bệnh trĩ như thế nào?

Tại Việt Nam, bệnh trĩ đã được đưa ra phác đồ điều trị đối với từng loại, tùy từng giai đoạn của bệnh.

Cách tốt nhất để điều trị bệnh trĩ là kết hợp giữa các phương pháp điều trị và duy trì thói quen sinh hoạt, ăn uống vận động để phòng ngừa, ngăn chặn bệnh trĩ tái phát.

Các phương pháp điều trị nội khoa 

Đối với trĩ nội độ 1, 2, 3 và trĩ ngoại không có biến chứng bạn chỉ cần điều trị nội khoa nhằm làm giảm triệu chứng, ngăn biến chứng hoặc là cải thiện bệnh, ngăn bệnh nặng thêm. 

Các thuốc sử dụng trong điều trị bệnh trĩ có thể chia thành thuốc dùng tại chỗ và các thuốc dùng toàn thân chủ yếu là các thuốc có chứa các chất làm bền thành mạch để hạn chế giãn tĩnh mạch trĩ, co hồi mạch máu giúp kiểm soát bệnh. Ngoài ra có các thuốc giảm đau, chống viêm, nhuận tràng sử dụng khi cần:

  •  Thuốc giảm đau: làm giảm các triệu chứng đau, bỏng rát, ngứa ngáy quanh hậu môn.
  • Thuốc chống viêm tại chỗ: các chế phẩm bôi corticoid dùng tại chỗ làm giảm viêm, phù nề cho tổn thương trĩ.
  • Thuốc làm bền thành mạch: có tác dụng làm tăng trương lực mạch máu, bền thành mạch và đối kháng với một số chất trung gian hóa học tham gia phản ứng viêm. Các hoạt chất flavonoids trong thực vật thường có tác dụng này, điển hình là Rutin, Quercetin,…
  • Thuốc nhuận tràng: sử dụng khi có táo bón, vì táo bón làm nặng thêm bệnh trĩ. Tuy nhiên k nên dùng liên tục các thuốc nhuận tràng vì có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng ruột. 

Bên cạnh đó kết hợp với điều trị bệnh trĩ tại nhà rất quan trọng. Để kiểm soát tốt bệnh trĩ, việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý không chỉ góp phần cải thiện nhanh sự hồi phục mà còn ngăn ngừa biến chứng, tái phát:

  • Chế độ ăn: bổ sung thêm rau, trái cây vào bữa ăn để tăng cường chất xơ, ăn đồ ăn dễ tiêu, uống đủ nước để tránh nguy cơ táo bón. Hạn chế các đồ ăn cay nóng, kiêng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, trà…
  • Chế độ sinh hoạt: tránh ngồi quá lâu hoặc đi lại quá nhiều, hạn chế làm việc nặng nhọc. Cần tập thể dục đều đặn, chú ý vận động vừa phải. Tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ giấc và không nhịn đại tiện.

Các phương pháp điều trị ngoại khoa

Các trường hợp, như trĩ nội độ 3 4 và trĩ ngoại có biến chứng như tắc mạch,  ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thường cần chỉ định can thiệp ngoại khoa. Tùy mức độ bệnh, có thể lựa chọn các biện pháp can thiệp khác nhau như

  • Chích xơ: Là phương pháp tiêm thuốc gây xơ vào lớp dưới niêm mạc, làm co búi trĩ. Phương pháp này có hiệu quả rõ nhưng có thể gây đau, biến chứng. Mức độ nguy cơ phụ thuộc vào loại thuốc sử dụng và kỹ thuật của người thực hiện chích xơ.
  • Thắt búi trĩ: thắt gốc búi trĩ, cắt nguồn cung máu làm rụng búi trĩ. Thắt búi trĩ áp dụng cho trĩ nội trong trường hợp các búi trĩ chưa quá to và còn cách biệt nhau.
  • Phẫu thuật cắt trĩ: Chỉ khoảng 10 – 15% bệnh nhân được khuyên phẫu thuật cắt trĩ. Các loại phẫu thuật bao gồm: Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc, Phẫu thuật cắt từng búi trĩ, Phẫu thuật Longo, Khâu treo trĩ bằng tay, Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler, Sóng cao tần RFA… . Tuy đạt hiệu quả điều trị cao nhưng phẫu thuật có thể để lại các biến chứng  cho bệnh nhân và vẫn có khả năng tái phát trĩ thấp. 
Điều trị trĩ bằng phẫu thuật thắt búi trĩ - Ảnh: benhvien108.vn
Điều trị trĩ bằng phẫu thuật thắt búi trĩ - Ảnh: benhvien108.vn

Tuy nhiên, cần nhớ rằng bệnh trĩ có khả năng tái phát, ngay cả khi đã điều trị khỏi hoàn toàn, thậm chí đối với cả trường hợp đã cắt trĩ vẫn có thể bị trĩ trở lại. Để thành công trong việc chữa trị bệnh trĩ và ngăn chặn sự tái phát, việc duy trì chế độ sinh hoạt và chăm sóc bản thân đúng cách là quan trọng không kém.

Điều trị trĩ là vấn đề vô cùng quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi thấy bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ bệnh trĩ cần tới ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết