Giải đáp: Có nên đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần
Có nên đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần?
Có nên đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần? - Ảnh: BookingCare

Giải đáp: Có nên đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần

Tác giả: - Xuất bản: 30/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 23/01/2024
Đốt sóng cao tần điều trị u tuyến giáp là một phương pháp điều trị dần phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên cũng vì nó mới và là phương pháp xâm lấn tối thiểu, lại dễ thực hiện tại các cơ sở ngoại trú nên phần nào nó đang bị lạm dụng, từ đó gây ra những hiểu biết sai lầm về phương pháp này. Vậy có nên đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua một số vấn đề dưới đây.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết của cơ thể, nằm ở vùng cổ và chức năng của nó thì rất quan trọng hay có thể nhấn mạnh rằng thiếu nó là không được. 

Tuyến giáp cũng không tránh khỏi các biến đổi bất thường của tế bào giống như các cơ quan khác, và những biến đổi này có thể tạo nên một khối u. 

Hầu hết các u lành tuyến giáp không gây ra triệu chứng gì và không cần điều trị. Chỉ khi nó gây ra các vấn đề về thẩm mỹ hay ảnh hưởng tới chức năng như ho kéo dài, nuốt vướng, nuốt nghẹn, hay thậm chí là đau trong một vài trường hợp thì khi đó chúng ta mới cần các biện pháp điều trị. 

Với ung thư tuyến giáp thì 90% là các thể biệt hóa và tiến triển chậm, phương pháp điều trị chính vẫn là phẫu thuật. Các thể ít gặp còn lại có độ ác tính cao và khó điều trị.

Đốt sóng cao tần (RFA) được sử dụng là một phương pháp điều trị từ năm 1931 bởi một bác sĩ người Đức. Trải qua thời gian cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và y học, phương pháp này cũng có nhiều sự cải tiến cả về các thế hệ máy, các loại kim đốt, và cả phương pháp kỹ thuật đốt và theo sau là kết quả ngày càng tốt hơn. 

Bản chất của đốt sóng cao tần là sử dụng sóng âm tần số cao được tạo ra từ máy nguồn, sóng âm này được đưa tới đầu kim và sinh nhiệt tại đó, nhiệt độ được tạo ra tại đầu kim làm đông vón và xơ hóa tế bào (hay nói một cách khác là gây chết tế bào), từ đó tiêu diệt khối u. 

Như vậy có thể nói đốt sóng cao tần là một phương pháp “ đốt nhiệt” (đốt bằng nhiệt độ), xâm lấn tối thiểu (đường xâm nhập cơ thể thường là qua một lỗ chọc kim tính bằng mm). 

Các nghiên cứu đều cho thấy rằng phương pháp này có tính hiệu quả và thẩm mĩ cao, các biến chứng có thể gặp như chảy máu, phù nề, khàn tiếng, nôn, … là có thể gặp nhưng tỉ lệ rất thấp. Tuy nhiên, để có được kết quả như vậy cần phải có sự lựa chọn hợp lý và tối ưu cho từng trường hợp cụ thể. Vậy những trường hợp nào có thể thực hiện đốt sóng cao tần?

Có nên đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần?

Phương pháp đốt sóng cao tần có những ưu và nhược điểm nhất định, nhất là trong điều trị u tuyến giáp.

Các trường hợp nên đốt tuyến giáp bằng RFA

Kỹ thuật đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần được chỉ định cho các trường hợp các khối u tuyến giáp lành tính trong các tình huống sau:

  • Các khối u có triệu chứng: Đau cổ, nuốt nghẹn, cảm giác có khối vùng cổ, khó chịu và ho
  • Tạo thành khối lồi vùng cổ gây ảnh hưởng thẩm mỹ
  • Khối u gây chèn ép, đè đẩy các cấu trúc xung quanh (khí quản, thực quản...)
  • Nhân nóng tuyến giáp Khối hỗn hợp (gồm phần dịch – phần đặc) tái phát sau điều trị bằng cồn tuyệt đối

Kỹ thuật đốt nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần được chỉ định cho các trường hợp các tổn thương ác tính tuyến giáp trong các tình huống sau (cập nhật mới nhất theo guideline NCCN-mạng lưới ung thư quốc gia của Mỹ 2023 và hướng dẫn của Hiệp hội tuyến giáp Châu âu ETA 05/2021), KSTR - hội phóng xạ tuyến giáp Hàn Quốc 2017:

  • Nhân vi ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú - T1N0M0 ( kích thước ≤ 10mm, chưa có biểu hiện xâm lấn phá vỡ vỏ bao giáp và chưa có di căn hạch cổ hoặc di căn xa - đánh giá bằng các phương tiện thăm khám hình ảnh) trên các bệnh nhân có nguy cơ cao tai biến khi phẫu thuật hoặc người bệnh từ chối phẫu thuật điều trị.
  • Các khối u ác tính tuyến giáp mà không thể phẫu thuật được: việc can thiệp đốt sóng cao tần với mục đích giảm kích thước khối u và giúp cải thiện các triệu chứng vùng cổ do khối khu gây ra.
  • Các tổn thương tái phát tại chỗ hoặc di căn hạch vùng cổ: trên những bệnh nhân ung thư giáp đã phẫu thuật hoặc xạ trị nhiều lần hiện nguy cơ cao tai biến nếu phẫu thuật lại và kháng với iod phóng xạ.

Các trường hợp không nên đốt tuyến giáp bằng RFA

  • Phụ nữ đang mang thai
  • Bệnh nhân có bệnh lý tim mạch nặng như suy tim
  • Bệnh nhân có tình trạng rối loạn đông máu (do bệnh về máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông) cần phải điều trị hết tình trạng rối loạn đông máu trước khi tiến hành đốt sóng cao tần
  • Bệnh nhân bị liệt dây thanh âm đối bên

Việc đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần đang là một lĩnh vực nghiên cứu đang trong giai đoạn phát triển. Cần thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá tác động và an toàn của phương pháp này.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng có khả năng tái phát u tuyến giáp sau điều trị bằng đốt sóng cao tần. Điều này đặt ra thách thức về hiệu quả lâu dài của phương pháp.

Mặc dù ít gây tổn thương hơn so với phẫu thuật, việc sử dụng sóng cao tần vẫn có thể gây ra một số tổn thương cho cấu trúc xung quanh u tuyến giáp, đặc biệt là nếu không kiểm soát chính xác.

Nhờ những ưu điểm vượt trội, điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần được ứng dụng không chỉ trong chữa bướu giáp nhân lành tính mà còn đã được áp dụng trong điều trị cho các tổn thương ác tính của tuyến giáp (vi ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú, ung thư giáp không thể phẫu thuật được hoặc các tổn thương tái phát - hạch di căn vùng cổ)

Sau khi thực hiện điều trị bệnh nhân nên tái khám, kiểm tra định kỳ sau 1, 3, 6 và 12 tháng, sau đó 6-12 tháng/lần cho các năm tiếp theo (tùy thuộc loại tổn thương). Trong lần tái khám người bệnh được thực hiện đầy đủ siêu âm tuyến giáp và một số thời điểm sẽ thực hiện xét nghiệm hormon để đánh giá chức năng tuyến giáp.

Những nghiên cứu tiên tiến về việc sử dụng sóng cao tần trong điều trị u tuyến giáp đang mở ra một hướng mới cho y học. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định hiệu quả, an toàn, và chi phí của phương pháp này. Bác sĩ và người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định chọn lựa phương pháp đốt sóng cao tần cho u tuyến giáp.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết