Giải đáp: Phương pháp điều trị ngủ ngáy như thế nào?

Tác giả: - Xuất bản: 05/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 11/12/2023
Phương pháp điều trị ngủ ngáy như thế nào?
Phương pháp điều trị ngủ ngáy như thế nào? - Ảnh: BookingCare
Cách trị ngủ ngáy như thế nào là câu hỏi được đặt ra đối với mỗi người bị ngủ ngáy. Ngủ ngáy có điều trị được dứt điểm hay không cũng là vấn đề đang được quan tâm.

Ngủ ngáy là biểu hiện đầu tiên và thường gặp của rối loạn giấc ngủ. Khi hiện tượng có luồng không khí đi qua 1 vùng hẹp ở đường hô hấp trên sẽ làm cho niêm mạc các mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh đặc trưng mà người ta gọi đó là tiếng “ngáy”. Vùng hẹp đó có thể ở vùng mũi, miệng hoặc là họng.

Điều trị ngủ ngáy là hoàn toàn khả thi và thường được thực hiện để giảm các triệu chứng không mong muốn của ngủ ngáy cũng như để ngăn chặn các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh từ vấn đề này, đặc biệt là khi liên quan đến hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Phương pháp điều trị ngủ ngáy như thế nào?

Điều trị tại nhà

Có thể thực hiện phương pháp điều trị ngủ ngáy tại nhà đối với các trường hợp ngáy với mức độ nhẹ, chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống hợp lý và một số thuốc hỗ trợ ta có thể hạn chế được tình trạng này. Một số cách có thể điều trị được ngủ ngáy tại nhà:

  • Thay đổi lối sống và thói quen khi ngủ: Sử dụng gối cao, tư thế ngủ một bên,...
  • Giảm cân khi có tình trạng thừa cân béo phì.
  • Thực hiện vận động
  • Tránh sử dụng rượu và chất kích thích.
  • Thay đổi thói quen ăn uống

Tuy nhiên hiệu quả của các biện pháp tại nhà có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân ngủ ngáy và từng trường hợp cụ thể. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng cần tới ngay bác sĩ để thăm khám và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị tại cơ sở y tế

Quy trình điều trị ngủ ngáy tại cơ sở y tế thường bắt đầu bằng việc đánh giá tỉ mỉ về triệu chứng, tiền sử sức khỏe và các yếu tố nguy cơ cá nhân của người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thông thường tại cơ sở y tế:

  • Quá trình hỏi bệnh: Bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc phỏng vấn chi tiết để đánh giá mức độ và loại ngủ ngáy, cũng như xác định các yếu tố nguy cơ và các triệu chứng liên quan.
  • Khám lâm sàng: Bác sĩ có thể thực hiện khám lâm sàng như đo huyết áp, kiểm tra cân nặng, tình trạng sử dụng rượu và các chất kích thích…
  • Điều trị bệnh nền: Nếu ngủ ngáy là hậu quả của các bệnh lý khác dẫn tới như dị ứng, viêm mũi, hoặc vấn đề về cân nặng, bác sĩ có thể đề xuất điều trị các bệnh lý này, từ đó cải thiện tình trạng ngủ ngáy.
  • Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt: Bác sĩ có thể tư vấn về thay đổi lối sống sinh hoạt như giảm cân, thay đổi thói quen ăn uống và thói quen ngủ,.. để giảm tình trạng ngủ ngáy.
  • Sử dụng máy cpap (nếu cần): Nếu nghi ngờ người bệnh có xuất hiện hội chứng ngưng thở khi ngủ, bác sĩ có thể điều trị bằng máy CPAP (Continuous Positive Airway Pressure – Máy áp lực dương liên tục) để cải thiện tình trạng này.
  • Phẫu thuật (nếu cần): Trong các trường hợp nặng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật.

Quan trọng nhất là hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ về triệu chứng của bạn để tìm ra kế hoạch điều trị tốt nhất cho tình trạng,từ đó cải thiện và nâng cao sức khỏe.