Hiện nay nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại thì việc điều trị ung thư máu ngày càng có nhiều kết quả tích cực. Trẻ em bị bệnh nếu được sử dụng thuốc điều trị đủ liều và đủ thuốc thì có khoảng 90-95% trường hợp có khả năng thuyên giảm và có khoảng 50% trường hợp khỏi bệnh trong khoảng 5 năm.
Theo đà phát triển như hiện tại trong tương lai ta hoàn toàn có thể hy vọng bệnh sẽ không còn là mối lo ngại đối với con người. Cùng BookingCare tìm hiểu bệnh Ung thư máu có những phương pháp điều trị như thế nào qua bài viết dưới đây.
Người mắc ung thư máu không phải là đặt dấu chấm hết. Hiện nay, điều trị ung thư máu đã có những tiến bộ đáng kể và tỷ lệ sống sót của bệnh nhân đã cải thiện. Việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư máu phụ thuộc vào loại bệnh ung thư máu, giai đoạn, mức độ tiến triển của bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, mục tiêu điều trị…
Đối với bệnh ung thư máu, có thể áp dụng theo một hoặc một số trong các phương pháp điều trị sau đây:
Đây là phương pháp được áp dụng cho bệnh lý ung thư máu thuộc hệ bạch huyết như U lympho Hodgkin hoặc U lympho không Hodgkin. Phương pháp này nhằm lấy mẫu bệnh phẩm để làm xét nghiệm mô bệnh học giúp chẩn đoán xác định bệnh, phẫu thuật còn giúp loại bỏ những tổ chức bất thường như hạch bệnh lý ra khỏi cơ thể.
Hóa trị là phương pháp điều trị chủ yếu với bệnh ung thư máu. Tuỳ theo loại ung thư máu là bạch cầu cấp, U Hodgkin,... sẽ có những phác đồ hóa trị phù hợp. Bệnh lý bạch cầu cấp dòng lympho (Leukemia cấp dòng lympho) ở trẻ em có thể điều trị khỏi bằng các loại thuốc hóa trị chống ung thư.
Phương pháp này là việc ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư bạch cầu bằng cách uống, tiêm, truyền các loại thuốc hóa học vào cơ thể.
Đây là liệu trình có tác dụng tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và cải thiện sức đề kháng tự nhiên của cơ thể bằng cách truyền vào người kháng thể đơn dòng.
Ngoài ra phương pháp này còn giúp hệ miễn dịch nhận ra và tấn công, loại bỏ những tế bào bạch cầu mất chức năng và ác tính ra khỏi cơ thể,
Đây là liệu pháp sử dụng thuốc tấn công vào gen các tế bào ung thư. Mục đích làm xáo trộn gen của các tế bào này. Vào năm 2002 có thuốc Imabtinib ( Glivec) điều trị hiệu quả bệnh bạch cầu mạn dòng tủy.
Liệu pháp trúng đích trong điều trị ung thư máu là một phương pháp sử dụng các loại thuốc hoặc các chất có khả năng ngăn chặn sự tăng sinh và lan rộng của các tế bào ung thư máu bằng cách can thiệp vào các phân tử đặc hiệu (gọi là các phân tử đích) có liên quan đến sự tăng sinh, tiến triển và lan rộng của ung thư máu. Các phân tử đích có thể là các thụ thể nằm trên màng tế bào hoặc trong tế bào, hoặc là các gen bị đột biến gây ra bởi ung thư máu.
Liệu pháp trúng đích có thể được kết hợp với các phương pháp điều trị khác như hóa trị, xạ trị, hoặc ghép tủy. Liệu pháp trúng đích có thể mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân ung thư máu, như làm chậm sự tiến triển của bệnh, kéo dài thời gian sống, cải thiện chất lượng cuộc sống, và giảm các tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị truyền thống.
Là phương pháp sử dụng các chùm tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này đưa chùm tia phóng xạ nhắm vào một điểm trên cơ thể, nơi mà có nhiều tế bào ung thư. Ngoài ra cũng có thể chiếu toàn bộ cơ thể người bệnh. Phương pháp này cũng có thể dùng để chuẩn bị cho quá trình ghép tế bào gốc (ghép tủy).
Cấy ghép tế bào gốc tạo máu là một phương pháp điều trị tiêu chuẩn để khôi phục khả năng tạo máu và các tế bào miễn dịch của cơ thể.
Tế bào gốc tạo máu (HSC) có thể phát triển thành bất kỳ loại tế bào nào trong số ba loại tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu. Các tế bào được sử dụng trong cấy ghép có thể đến từ ba nguồn:
Điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị liều cao có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng đối với các tế bào tạo máu trong tủy, xương xốp (spongy bone).
Bệnh nhân bị bệnh bạch cầu, ung thư hạch, u tủy, hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS), hoặc các bệnh ung thư máu khác sau khi điều trị hóa trị hoặc xạ trị liều cao có thể cấy ghép tế bào gốc để khôi phục hệ miễn dịch.
Bệnh nhân mắc một số rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc rối loạn tủy xương cũng có thể được hưởng lợi từ việc cấy ghép tế bào gốc.
Truyền chế phẩm máu (khối hồng cầu, khối tiểu cầu) để điều trị thiếu máu, giảm tiểu cầu. Dự phòng và điều trị nhiễm trùng bằng kháng sinh. Phòng ngừa hội chứng tiêu khối u bằng allopurinol, truyền dịch, lợi niệu, kiềm hoá nước tiểu. Gạn bạch cầu khi số lượng bạch cầu quá cao, nguy cơ tắc mạch.
Điều trị ung thư máu cần thời gian và kiên trì. Đây là bệnh lý ác tính cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để có kết quả điều trị tốt nhất. Vì vậy khi cơ thể có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý ung thư máu cần tới ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.