Giải đáp vai trò của chỉ số HCT trong chẩn đoán bệnh lý

Tác giả: - Xuất bản: 14/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 20/11/2023
chi-so-hct
Chỉ số HCT đánh giá tình trạng tuần hoàn máu trong cơ thể - ảnh: BookingCare
Chỉ số HCT là một trong các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản được sử dụng để đánh giá tình trạng sức khỏe của người làm xét nghiệm. Vậy chỉ số này có vai trò gì trong kết quả xét nghiệm công thức máu toàn phần?

Chỉ số HCT được đo lường cùng với các xét nghiệm khác để sàng lọc và chẩn đoán các chứng bệnh rối loạn máu, các bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng tuần hoàn và sự thay đổi của các tế bào trong máu.

Chỉ số HCT là gì?

Chỉ số HCT (hay Hematocrit) là phép đo thể tích khối hồng cầu so với tổng thể tích máu (hay còn gọi là tỉ lệ giữa hồng cầu và huyết tương). Máu được cấu tạo bởi các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương làm lỏng máu. Trong đó, các tế bào hồng cầu có vai trò mang oxy đi khắp cơ thể để nuôi dưỡng cơ quan và các tế bào khác.

Vai trò của chỉ số HCT trong chẩn đoán bệnh lý

Chỉ số HCT là một phần quan trọng trong xét nghiệm máu toàn diện (CBC) đo lường các thành phần tế bào khác nhau trong máu và được sử dụng để kiểm tra sức khỏe tổng quát của cơ thể. 

Kết quả xét nghiệm này kết hợp với các xét nghiệm liên quan đến tỉ lệ thể tích hồng cầu trong máu khác có thể giúp chẩn đoán các bệnh, hội chứng rối loạn hồng cầu như thiếu máu, polycythemia, một loại rối loạn đông máu hiếm gặp.

Mức chỉ số HCT có thể cảnh báo bệnh gì

Phạm vi chỉ số hematocrit có thể chênh lệch tùy thuộc vào giới tính và độ tuổi của người làm xét nghiệm. Phạm vi điển hình đối với các nhóm như sau:

  • Nam giới trưởng thành: 38,8% - 50%.
  • Nữ giới trưởng thành: 34,9% - 44,5%.

Mức chỉ số HCT chênh lệch với phạm vi tiêu chuẩn có thể cảnh báo về nhiều nhóm bệnh lý khác nhau. Tùy vào xu hướng tăng hoặc giảm của chỉ số HCT kết hợp với tình trạng sức khỏe và các xét nghiệm liên quan, người làm xét nghiệm có thể được bác sĩ chẩn đoán bệnh lý cụ thể.

Mức chỉ số HCT cao hơn bình thường có thể là dấu hiệu của một số bệnh như:

  • Thiếu máu tăng sản.
  • Các bệnh về phổi: suy hô hấp, viêm phổi,...
  • Các bệnh về tim mạch: suy tim, nhồi máu cơ tim, tim bẩm sinh.
  • Bệnh đa hồng cầu.
  • Một số bệnh lý khác.

Trong khi đó, khi chỉ số HCT thấp hơn mức bình thường có thể là dấu hiệu của:

  • Bệnh liên quan đến tủy xương, thiếu máu, bệnh bạch cầu.
  • Bệnh viêm mãn tính.
  • Các bệnh về thận, suy thận.
  • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
  • Một số bệnh ung thư di căn đến tủy xương từ các bộ phận khác của cơ thể.

Nguyên nhân thay đổi chỉ số HCT

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi của chỉ số HCT, trong đó phổ biến là một số yếu tố như:

  • Cơ thể thiếu lượng hoặc giảm khả năng tổng hợp sắt, vitamin để sinh hồng cầu.
  • Cơ thể thiếu nước, mất nước làm máu đặc hơn bình thường.
  • Các vấn đề liên quan đến sự sản xuất hoặc hủy hồng cầu.
  • Hiện tượng xuất huyết nội tạng.
  • Các tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến tỉ lệ thể tích hồng cầu trong máu.

Ngoài các yếu tố liên quan đến bệnh lý, chỉ số hematocrit còn bị ảnh hưởng bởi các điều kiện như:

  • Quá trình mang thai làm giảm hematocrit.
  • Sống ở vùng núi cao có ít oxi thường làm tăng mức hematocrit.

Biện pháp kiểm soát chỉ số HCT

Để kiểm soát chỉ số HCT, bạn đọc có thể lưu ý một số phương pháp sau:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: bổ sung thực phẩm giàu sắt, axit folic (thịt đỏ, đậu, cá, trứng, rau lá xanh,...) để duy trì sản xuất hồng cầu ổn định.
  • Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc bổ, thực phẩm bổ sung vitamin B12 cải thiện quá trình sản sinh hồng cầu.
  • Uống đủ nước giúp duy trì lưu thông máu tốt.
  • Điều chỉnh mức độ vận động, tránh hoạt động quá sức làm tăng mức HCT.
  • Tránh căng thẳng, hạn chế tiếp xúc với chất độc, chất kích thích, hóa học công nghiệp, thuốc nhuộm… có thể làm giảm số lượng RBC.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về phương pháp điều trị các bệnh lý, theo dõi và thực hiện xét nghiệm đánh giá tình trạng sức khỏe định kỳ.

Chỉ số HCT đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh lý liên quan đến hệ thống máu. Việc theo dõi nồng độ hematocrit hỗ trợ phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và đưa ra điều trị phù hợp. Bạn đọc có thể tới các cơ sở y tế để được tư vấn về dịch vụ xét nghiệm này cũng như các xét nghiệm máu liên quan khác để có đánh giá tổng quan về tình trạng sức khỏe của mình.