Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị - Anhr: BookingCare

Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: - Xuất bản: 28/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 28/11/2023
Giãn tĩnh mạch thừng tinh ảnh hưởng tới nhiều nam giới nếu không được phát hiện sớm. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có triệu chứng như nào? nguyên nhân và cách điều trị bệnh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một rối loạn phổ biến làm giãn tĩnh mạch ở bìu. Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường gây ra các triệu chứng nhẹ, bao gồm sưng bìu hoặc đau nhức tinh hoàn. đôi khi cũng không gây bất kỳ triệu chứng nào cả. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh sẽ gây suy giảm chức năng của tinh hoàn, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có triệu chứng như nào? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh.

Triệu chứng của giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có triệu chứng nào, người bệnh thường phát hiện ra khi đi khám sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, có một số triệu chứng người bệnh có thể gặp phải như:

  • Đau tinh hoàn âm ỉ hoặc đau ở bìu, tình trạng này thường thuyên giảm khi bạn nằm xuống.
  • Sưng ở tinh hoàn hoặc bìu.
  • Teo tinh hoàn.
  • Không có khả năng mang thai sau ít nhất một năm cố gắng.
  • Một khối đám rối phía trên tinh hoàn bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh

Các nghiên cứu về nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn đang được nghiên cứu. Nhưng có một số giả thuyết cho rằng máu có thể tích tụ bên trong các tĩnh mạch ở tinh hoàn. Theo thời gian, các tĩnh mạch sưng lên làm giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Các nguyên nhân khác của giãn tĩnh mạch thừng tinh bao gồm:

  • Huyết khối tĩnh mạch sâu.
  • Dị dạng động tĩnh mạch thận.
  • Huyết khối đám rối dạng dây leo.
  • Tăng áp lực ổ bụng, làm cho máu lưu thông bên dưới kém hơn. Như trường hợp người bệnh bị ho nhiều, thường xuyên táo bón sẽ gây áp lực lên trên ổ bụng, máu lưu thông sẽ kém hơn. Thậm chí có những trường hợp bướu trong ổ bụng gây chèn ép, máu lưu thông kém, làm giãn tĩnh mạch thừng tinh.
  • Hút thuốc lá và đột biến gen cũng có thể làm tăng nguy cơ vô sinh nam. Những yếu tố này có thể tăng nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh được chẩn đoán như nào?

Để chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh bác sĩ sẽ xem bệnh sử, các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, quan sát và sờ nắn bìu của bệnh nhân và yêu cầu làm một số cận lâm sàng để đánh giá.

  • Siêu âm vùng chậu: Giúp bác sĩ có cái nhìn chi tiết về các tĩnh mạch trong tinh hoàn.
  • Xét nghiệm tinh dịch: Bác sĩ sẽ yêu cầu phân tích tinh dịch nếu có lo ngại rằng giãn tĩnh mạch thừng tinh đang ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra nồng độ hormone, bao gồm FSH và testosterone.
Siêu âm
Siêu âm giúp bác sĩ nhìn chi tiết về các tĩnh mạch trong tinh hoàn - Ảnh: freepik.com

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đối với giãn tĩnh mạch thừng tinh mức độ nhẹ, bác sĩ có thể đề xuất các lựa chọn điều trị tại nhà, bao gồm:

  • Thay đổi thói quen hàng ngày: Bạn có thể cần tránh một số hoạt động gây khó chịu. Mặc đồ lót bó sát trong khi tập thể dục.
  • Chườm lạnh: Chườm đá hoặc túi lạnh vào bìu có thể giúp giảm đau và khó chịu

Nếu tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh của người bệnh ảnh hưởng nhiều đến đời sống, sức khỏe sinh sản. Bác sĩ sẽ thắt tĩnh mạch giãn ở vị trí trên hoặc xung quanh toàn bộ tinh hoàn. Phẫu thuật này được đánh giá khá đơn giản, thời gian thực hiện không đến 60 phút và người bệnh có thể về nhà ngay.

Các lưu ý sau phẫu thuật để người bệnh nhanh hồi phục:

  • Nghỉ ngơi, vận động nhẹ.
  • Sau 1 tuần: Có thể sinh hoạt bình thường, chơi thể thao.
  • Kiêng sinh hoạt tình dục trong 7 ngày.
  • Vệ sinh, thay băng đúng hướng dẫn.
  • Tái khám với bác sĩ để kiểm tra, đánh giá tình trạng

Giãn tĩnh mạch thừng tinh không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể dẫn tới rối loạn cương dương, thậm chí gây vô sinh cho người bệnh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh gây rối loạn chuyển hóa của tinh hoàn, gây suy giảm tới hóc môn quan trọng của nam giới - testosterone hỗ trợ chức năng cương dương. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể góp phần gây ra khoảng 40% tổng số trường hợp vô sinh ở nam giới. Giãn tĩnh mạch thừng tinh gây tăng nhiệt độ của tinh hoàn, ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng sản xuất tinh trung. Lâu ngày có thể gây teo tinh hoàn, dẫn tới vô sinh.

Trên đây là các thông tin về bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh, hy vọng bài viết này giúp bạn đọc có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe. Khi anh em có bất kỳ những dấu hiệu bất thường nào nên đi thăm khám kịp thời để đảm bảo sức khỏe sinh sản và đời sống được tốt hơn.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết