Buồng trứng có những vấn đề bất thường có thể dẫn đến hiện tượng suy giảm về số lượng cũng như chất lượng trứng ở nữ giới, từ đó có thể dẫn tới tình trạng vô sinh, hiếm muộn.
Chính vì vậy việc kiểm tra nội tiết tố trong cơ thể thông qua các xét nghiệm, đặc biệt là xét nghiệm AMH để đánh giá tình trạng dự trữ buồng trứng là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, việc thực hiện xét nghiệm AMH vào thời điểm nào là phù hợp là một câu hỏi lớn được đặt ra.
Thời điểm nào tiến hành xét nghiệm AMH là phù hợp?
Thời điểm tiến hành xét nghiệm AMH
Anti – Mullerian Hormone (được viết tắt là AMH) là một loại hormone được sản xuất bởi các tế bào hạt của nang noãn tiền hốc và nang noãn có hốc tại buồng trứng.
Xét nghiệm AMH thực chất chính là việc đo lường nồng độ hormone này để xác định tình trạng dự trữ buồng trứng hay số lượng còn lại của noãn trong buồng trứng của người phụ nữ tại một thời điểm nhất định.
Chỉ số AMH thường ở mức cao nhất khi người phụ nữ ở độ tuổi 25, sau đó nồng độ này sẽ giảm dần theo độ tuổi, giới hạn bình thường là 2,2 - 6,8 ng/ml và giảm dần theo thời gian. Nếu mức AMH quá cao, người phụ nữ có thể bị hội chứng quá kích buồng trứng. Tuy nhiên, nếu nó quá thấp cơ thể bạn không thể đáp ứng để nuôi dưỡng thai nhi.
Không giống nhiều loại hormone khác chỉ có thể thực hiện vào ngày thứ 2 hoặc 3 của chu kỳ kinh nguyệt, do tính ổn định nên xét nghiệm AMH có thể tiến hành vào bất kỳ lúc nào. Đây cũng là lý do tại sao xét nghiệm AMH hiện nay được áp dụng rộng rãi hơn xét nghiệm LH, FSH hay E2.
Xét nghiệm AMH có cần nhịn ăn không?
Một số trường hợp người bệnh khi xét nghiệm máu thường được dặn phải nhịn ăn trong một khoảng thời gian nhất định trước khi tiến hành xét nghiệm. Vì vậy, khi xét nghiệm AMH người bệnh cũng băn khoăn khi không biết có nên nhịn ăn hay không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa: Xét nghiệm AMH không phụ thuộc vào chế độ ăn cũng như ảnh hưởng của các chất trong thức ăn. Vì vậy, người bệnh không cần phải quá lo lắng khi minh đã ăn rồi thì có thực hiện xét nghiệm được không.
Những trường hợp nên làm xét nghiệm AMH
- Phụ nữ đang chuẩn bị có thai: Những phụ nữ muốn đánh giá khả năng sinh sản của mình và dự trữ trứng trước khi quyết định có thai có thể cần xét nghiệm AMH.
- Người phụ nữ muốn dự đoán khả năng sinh đẻ tự nhiên: Nếu có kế hoạch sinh đẻ trong tương lai và muốn dự đoán khả năng sinh đẻ tự nhiên, xét nghiệm AMH có thể cung cấp thông tin về dự trữ trứng và tình trạng lão hóa.
- Phụ nữ đối mặt với khó khăn sinh con: Những phụ nữ gặp khó khăn trong việc có thai tự nhiên có thể được đề xuất làm xét nghiệm AMH để đánh giá tình trạng sinh sản và khả năng phản ứng đối với các phương pháp trợ giúp sinh sản như IVF.
- Phụ nữ sắp điều trị điều trị IVF: Trước khi bắt đầu quá trình điều trị IVF, xét nghiệm AMH có thể được thực hiện để đánh giá dự trữ trứng và dự đoán khả năng phản ứng của buồng trứng với điều trị.
- Phụ nữ muốn đánh giá lão hóa: Đối với những phụ nữ muốn đánh giá tình trạng lão hóa của buồng trứng, xét nghiệm AMH có thể cung cấp thông tin quan trọng về khả năng sinh sản trong tương lai.
- Phụ nữ sắp phẫu thuật hoặc đã phẫu thuật: Xét nghiệm AMH có thể được thực hiện để đánh giá tình trạng tổn thương sau phẫu thuật hoặc liệu pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến buồng trứng.
- Phụ nữ có các vấn đề sức khỏe sinh sản hoặc hormon: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất xét nghiệm AMH cho những phụ nữ có các vấn đề sức khỏe sinh sản hoặc hormone để đánh giá tình trạng sinh sản.
Quy trình thực hiện xét nghiệm AMH phải trải qua rất nhiều bước nghiêm ngặt thì mới cho ra kết quả chính xác đánh giá đúng tình trạng người bệnh.
Xét nghiệm AMH là xét nghiệm quan trọng trong lĩnh vực đánh giá khả năng sinh sản của người phụ nữ. Xét nghiệm hoàn toàn có thể được thực hiện trong bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt và thời điểm trong ngày vì tính ổn định ưu việt. Vì vậy xét nghiệm ngày càng được ứng dụng trong chăm sóc và điều trị sức khỏe sinh sản hiện nay.