Gợi ý bữa sáng cho người bệnh tiểu đường
Gợi ý bữa sáng cho người bệnh tiểu đường
Bữa sáng cho người bệnh tiểu đường
Bữa sáng cho người bệnh tiểu đường - Ảnh: BookingCare

Gợi ý bữa sáng cho người bệnh tiểu đường

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 05/09/2023 | Cập nhật lần cuối: 02/11/2023
Bữa sáng cho người tiểu đường đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cả ngày dài. Người bệnh cần đảm bảo một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng nhưng vẫn kiểm soát được hàm lượng đường trong máu.

Bữa sáng cho người bệnh tiểu đường nên bao gồm các thực phẩm giàu chất xơ, protein nạc và chất béo lành mạnh. Ngoài ra, nên tránh các loại thực phẩm không tốt để có thể duy trì tình trạng sức khỏe ổn định.

Ăn gì vào bữa sáng khi bị tiểu đường?

Yến mạch

Yến mạch là thực phẩm chứa nhiều chất xơ có tác dụng giảm đường sau bữa ăn, tăng công hiệu của insulin, đặc biệt là chất xơ tan trong nước rất tốt vì nó ngăn cản không cho đường hấp thụ vào ruột và làm giảm đường trong máu tới 30%.

Chất xơ có thể làm giảm triglyceride (một dạng chất béo mà cơ thể hấp thụ hàng ngày) và mỡ xấu LDL (cholesterol) đồng thời làm tăng mỡ lành HDL - có hiệu quả tốt với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường.

Mặc dù là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu ăn quá nhiều và không đúng cách cũng có thể gây ra những tác hại. Lượng tối đa nên sử dụng trong một ngày là khoảng 230g yến mạch sống, tương đương với 400g yến mạch nấu chín. Nhu cầu này có thể thay đổi tùy theo lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh:

  • Từ 19 - 30 tuổi: 170g yến mạch sống (đối với nữ) và 226g đối với nam.
  • Từ 30 - 50 tuổi: 170g yến mạch sống (đối với nữ) và 198g đối với nam.
  • Từ 50 tuổi trở lên: 140g yến mạch sống (đối với nữ) và 170g đối với nam.

Bánh mì nguyên cám (kẹp trứng, mứt hạt, trái cây tươi,...)

Hầu hết bánh mì nguyên cám vẫn chứa các chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể bạn cần như: chất xơ, kẽm, magie, protein, chất chống oxy hóa và vitamin B.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), bạn sẽ nhận được 3g chất xơ cho mỗi lát bánh mì nguyên cám - chiếm khoảng 12% lượng chất xơ được khuyến nghị hàng ngày của bạn (25g mỗi ngày). Chất xơ rất quan trọng.

Sở dĩ chất xơ quan trọng với bệnh nhân tiểu đường vì bản thân nó không làm tăng lượng đường trong máu vì nó không thể tiêu hóa, giúp đẩy lùi những tác động của chất carbohydrate trong thực phẩm tạo ra nhiều năng lượng làm tăng đường máu của người bệnh.

Khi ăn chất xơ, ruột sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn và làm chậm quá trình tăng glucose ở trong máu.

Người bệnh tiểu đường nên ăn bánh mì nguyên cám kèm với các loại thực phẩm lành mạnh như trứng, mứt hạt, quả bơ cắt lát, trái cây tươi,... tránh các loại thực phẩm giàu chất béo khó hòa tan và các loại mứt chứa nhiều đường.

Truy cập ngay "Sống khỏe với bệnh Tiểu đường" - Giải pháp toàn diện cho người bệnh Tiểu đường. Người bệnh có thể đặt khám online, đặt lịch xét nghiệm, đặt khám trực tiếp và sử dụng các tiện ích hỗ trợ: hỏi đáp MIỄN PHÍ với bác sĩ Tiểu đường, lưu và theo dõi chỉ số đường huyết,...

Salad ức gà, salad rau củ quả,...

Salad rau củ quả tươi rất tốt cho người tiểu đường. Chúng chứa lượng chất bột đường vừa phải, không quá nhiều calo, nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là chất xơ. Chất xơ trong rau củ quả tươi có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột, nhờ đó người bệnh cảm thấy no lâu hơn, ít thèm ăn và hạn chế được tình trạng đường máu tăng cao.

Tuy nhiên, không phải loại rau củ quả nào bạn cũng có thể đưa vào làm món Salad vì có những loại rau củ chứa hàm lượng đường rất cao.

Một số loại rau củ nên được sử dụng có thể kể đến như: xà lách, cải xoăn, rau chân vịt hoặc bắp cải tím, cà rốt, dưa chuột, cà chua,... đều là những lựa chọn lý tưởng và giàu dinh dưỡng dành cho bạn. Không chỉ chứa hàm lượng chất xơ, folate cao, những loại rau củ quả này còn là nguồn cung cấp vitamin C đáng kể.

Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung chất đạm cho bữa sáng salad bằng các loại hạt đậu luộc như: đậu hà lan, đậu tương,.. hoặc thịt gà nạc, thịt lợn nạc luộc xé sợi trộn kèm các loại gia vị làm salad cho bữa sáng thêm đẹp mắt và ngon miệng

Sữa chua Hy Lạp kèm trái cây tươi 

Sữa chua ăn kèm với trái cây tươi hoặc các loại hạt giàu chất xơ chính là một bữa sáng lý tưởng cho người bệnh tiểu đường.

Sữa chua giàu protein hơn sữa nguyên chất. Bản thân protein không làm tăng lượng đường trong máu và nó giúp thúc đẩy cảm giác no sau khi ăn. Khi protein được tiêu thụ cùng với carbohydrate (chất dinh dưỡng có tác động nhiều nhất đến lượng đường trong máu), nó có thể giúp thúc đẩy lượng đường trong máu ổn định và giảm thiểu sự tăng đột biến của đường huyết.

Sữa chua Hy Lạp nguyên chất có lượng protein gấp đôi sữa chua thông thường hoặc 24g trong một cốc. Điều này dẫn đến hàm lượng protein cao hơn và tổng lượng carbohydrate thấp hơn. Vì thế, sữa chua Hy Lạp giàu protein là lựa chọn đáng cân nhắc cho những người mắc bệnh đái tháo đường. 

Mỗi bữa ăn sáng đều có thể linh hoạt và sáng tạo theo nhiều món khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường nên lưu ý vấn đề sức khỏe để xây dựng thực đơn phù hợp, theo dõi lượng đường huyết thường xuyên và cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe bổ ích khác. Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn những kiến thức mới thật bổ ích góp phần bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare