Có nhiều dạng hoang tưởng như: hoang tưởng bị hại, hoang tưởng tự cao, hoang tưởng ghen tuông... Trong đó, hoang tưởng bị hại là thường gặp nhất.
Những người hoang tưởng bị hại thường có suy nghĩ rằng họ đang bị ghét bỏ, ám hại, thậm chí muốn sát hại họ, nên họ dễ có hành động tấn công người khác.
Những bệnh nhân hoang tưởng bị hại cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Tâm bệnh và điều trị sớm. Nếu trì hoãn, có thể gây ra hậu quả xấu do tình trạng hoang tưởng ngày càng nặng.
Bác sĩ Trần Đình Phương, giám định viên của Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần, khuyến cáo: Người bị hoang tưởng bị hại thường có các biểu hiện như:
Họ lúc nào cũng trong tư thế đề phòng, thường ăn mặc kín đáo, đeo kính, khẩu trang như sợ bị theo dõi, hành động lấm lét, nghi ngờ mọi người… Nguy hiểm hơn, họ có thể “ra tay trước”, dẫn đến các vụ án đáng tiếc.
Nhiều trường hợp hoang tưởng bị hại kèm theo ảo thanh, gọi là hội chứng hoang tưởng ảo giác. Người bệnh nghe thấy tiếng nói trong tai, thường có nội dung ra lệnh, thúc giục người bệnh làm những điều khá vô lý.
Trong nhiều vụ án, người mắc hoang tưởng bị hại sẽ tấn công người khác. Người bệnh cho biết họ thường nghe có tiếng ai đó nói trong đầu mình, có thể là chửi rủa, đe dọa, có thể là “khuyến khích” họ tấn công người khác.
Nếu phát hiện được các triệu chứng tương tự, gia đình nên đưa người bệnh đến bác sĩ chuyên khoa Tâm bệnh.
Hoang tưởng bị hại là một trong các loại hoang tưởng thường thấy trong các vụ người tâm thần gây án, trong đó có rất nhiều vụ nghiêm trọng như giết người, cố ý gây thương tích, bắt cóc…
Hoang tưởng bị hại thường gặp ở người tâm thần phân liệt, người loạn thần do lạm dụng rượu, chất kích thích...
Hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa Tâm bệnh vẫn chưa tìm ra nguyên nhân hay yếu tố nào làm xuất hiện hoang tưởng bị hại. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ sau có thể đóng vai trò trong sự hình thành và tiến triển của hoang tưởng bị hại:
Hoang tưởng bị hại cần được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa Tâm bệnh. Tùy theo tình trạng từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị phù hợp.
Thuốc chống loạn thần thường cho kết quả sau 1 - 6 tháng điều trị. Sau khi hết hoang tưởng, người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn theo dõi. Tuy nhiên, dùng thuốc chống loạn thần liều cao kéo dài dễ gây một số tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Do đó, người bệnh cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo đúng thuốc và đúng liều lượng.
Nếu tình trạng hoang tưởng bị hại là do bệnh lý nguyên phát như: loạn thần do rượu, lạm dụng chất gây nghiện, bệnh não do rối loạn chuyển hóa, thoái hóa thần kinh... Khi bệnh lý nền thuyên giảm, triệu chứng hoang tưởng cũng giảm dần đi.
Đây là liệu pháp hỗ trợ, mang lại hiệu quả cao khi phối hợp cùng với dùng thuốc. Liệu pháp này sẽ giúp người bệnh phản ứng phù hợp khi họ gặp phải tâm trạng sợ hãi vì nghĩ rằng có ai đó đang cố hại mình, giúp hạn chế những hành động nguy hiểm của người bệnh.
Hoang tưởng bị hại khiến nhiều người bệnh gây hại cho người thân, bạn bè, thậm chí gây án.
Báo Dân trí đưa tin, ông B.N.N (62 tuổi) có những “biểu hiện lạ” đã vài năm nay. Cách đây không lâu, ông bắt đầu tỏ ra nghi ngờ vợ đang tìm cách đầu độc mình. “Ông ấy cứ nghĩ tôi bỏ thuốc độc vào thức ăn, có lúc còn đánh tôi. Dạo này, ông ấy cũng không cho ai tới nhà chơi, kể cả anh em trong gia đình, vì sợ có người muốn hại mình".
Hôm khác thì ông lại nói có ai đó bỏ thuốc độc vào bồn nước sinh hoạt chung nên xả bỏ cả bồn, thậm chí không chịu tắm, đánh răng, rửa mặt vì sợ bị nhiễm độc -
Đau thương hơn là vụ án L.T.D (45 tuổi) vì nghi ngờ nhà hàng xóm âm mưu làm hại mình nên đã “ra tay trước” bằng cách tạt axít vào cả gia đình này. Theo kết quả giám định tại Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần TP.HCM, D có mắc chứng hoang tưởng bị hại, luôn tin rằng gia đình hàng xóm đang nguyền rủa, hãm hại làm người nhà mình đau ốm, con cái học hành sa sút.
Bệnh nhân hoang tưởng luôn có niềm tin vào những gì mình tưởng tượng ra, phủ nhận mắc bệnh và không chịu đi khám. Trong những trường hợp này, người thân nên tư vấn trước với bác sĩ chuyên khoa để đánh giá mức độ và tình trạng bệnh nhân trước. Sau đó, bác sĩ sẽ định hướng cách điều trị và chăm sóc tại nhà.
Để điều trị hoang tưởng bị hại, người bệnh cần thăm khám và nghiêm túc tuân theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người nhà bệnh nhân cũng cần quan tâm và góp phần giúp bệnh nhân cải thiện tâm lý.