Hỏi đáp: Có nên bấm huyệt thường xuyên không?

Tác giả: - Xuất bản: 26/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 26/12/2023
Có nên bấm huyệt thường xuyên không?
Có nên bấm huyệt thường xuyên không? - Ảnh: BookingCare
Tuỳ thuộc vào vị trí, tình trạng bệnh lý và thể trạng của bệnh nhân mà Có nên bấm huyệt thường xuyên không. Cùng BookingCare tìm hiểu về liệu trình xoa bóp bấm huyệt phù hợp cho người bệnh qua bài viết dưới đây. 

Trong đông y, bấm huyệt được xây dựng dựa trên hệ thống huyệt đạo của cơ thể. Người thầy thuốc sử dụng tay của mình tác động lên da, cơ, các huyệt vị, xương khớp của người bệnh nhằm mục đích phòng và điều trị bệnh. Vậy liệu trình điều trị và tần suất sử dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt là như thế nào? Có nên bấm huyệt thường xuyên không? Cùng  tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Có nên bấm huyệt thường xuyên không? 

Theo y học cổ truyền xoa bóp bấm huyệt bao gồm các kỹ thuật: xoa, xát, miết, phân, hợp, véo, vỗ, phát, bóp, đấm, chặt, lăn, rung, day huyệt, ấn huyệt, bấm huyệt, điểm huyệt, vê khớp, vận động khớp, kéo giãn khớp,... Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng thư cân, giải cơ, thông kinh hoạt lạc, điều hòa dinh vệ và điều hòa chức năng tạng phủ.

Tuỳ thuộc vào vị trí, tình trạng bệnh lý và thể trạng của bệnh nhân, mức độ và diễn tiến bệnh mà tần suất xoa bóp bấm huyệt có thể thay đổi. Một liệu trình điều trị nên từ 10 – 15 lần xoa bóp bấm huyệt, tương ứng với tần suất ngày 1 lần, cách ngày hoặc 2 – 3 lần/tuần. 

Thông thường, nên xoa bóp bấm huyệt từ 30 – 60 phút/lần. Có thể tiến hành 2 – 3 liệu trình liên tục, hoặc điều trị liên tục đến khi bệnh hồi phục, hoặc để tránh các thương tật thứ phát như (teo cơ, cứng khớp, loét,…).

Bấm huyệt được chỉ định trong trường hợp nào? 

Bấm huyệt mang đến nhiều tác dụng trong phòng và điều trị bệnh, do đó được chỉ định trong nhiều trường hợp như: 

  • Người mắc các chứng đau, các chứng liệt, các chứng bệnh nội khoa, các bệnh nhi khoa.  
  • Phục hồi chức năng sau can thiệp ngoại khoa.  
  • Phục hồi sức khỏe sau lao động nặng, luyện tập thể thao,... 
  • Người có các rối loạn chức năng cơ thể: bí đái cơ năng, rối loạn thần kinh thực vật, đái dầm,...  
  • Rối loạn tâm thần kinh: bấm huyệt chữa mất ngủ, Stress, tâm căn suy nhược,...  
Bấm huyệt được chỉ định trong nhiều trường hợp bệnh lý
Bấm huyệt được chỉ định trong nhiều trường hợp bệnh lý - Ảnh: Freepik

Bấm huyệt chống chỉ định trong trường hợp nào? 

Bấm huyệt là phương pháp an toàn, ngay cả với những người có tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Đây là phương pháp trị liệu không xâm lấn, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bấm huyệt chống chỉ định, bao gồm: 

  • Người bệnh đang trong tình trạng cấp cứu. 
  • Da bị tổn thương, phát ban, lở loét, viêm nhiễm. 
  • Có khối u ác tính vùng xoa bóp bấm huyệt. 
  • Người đang mắc các vấn đề chảy máu, rối loạn đông máu, xuất huyết dưới da…
  • Người bệnh gãy xương, đang điều trị gãy xương giai đoạn đầu, vết thương hở, chảy máu
  • Người đang mắc các bệnh truyền nhiễm cấp tính nghiêm trọng như viêm gan cấp, viêm màng não do virus hay lao …

Thận trọng trong các trường hợp: 

  • Người bệnh sốt cao, đang mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính. 
  • Phụ nữ có thai, đa kinh.  
  • Giai đoạn nặng của bệnh: suy tim, suy gan, suy thận; cơ thể suy kiệt nặng.  
  • Người bệnh loãng xương nặng, người có nguy cơ gãy xương. 
  • Sau ăn quá no hoặc quá đói.   
  • Người bệnh có nguy cơ chảy máu.  
  • Người bệnh đang dùng thuốc cho rối loạn tâm thần và cảm xúc nghiên trọng như hưng cảm, trầm cảm nặng hay dùng thuốc chống loạn thần mạnh.
Bấm huyệt không được áp dụng trong một số trường hợp người bệnh
Bấm huyệt không được áp dụng trong một số trường hợp người bệnh - Ảnh: Freepik

 

Một số tai biến có thể gặp phải khi bấm huyệt 

Khi bấm huyệt, một số người có thể gặp phải tình trạng choáng, đau. 

Choáng

Triệu chứng: người bệnh hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt.   

Xử trí:   

  • Dừng xoa bóp bấm huyệt, lau mồ hôi, ủ ấm, tùy theo tình trạng choáng và bệnh lý kèm theo của từng người bệnh, có thể cho uống nước ấm hoặc nước đường ấm hoặc trà gừng ấm,... nằm nghỉ tại chỗ. 
  • Xử trí theo phác đồ điều trị choáng ngất.  
  • Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp.  
  • Dùng thuốc hóa dược (nếu cần).  

Đau

Triệu chứng: Người bệnh đau tăng tại vùng xoa bóp bấm huyệt.   

Xử trí:   

  • Xoa nhẹ vùng đau, giảm cường độ tác động lên vùng điều trị; có thể dừng thủ thuật nếu người bệnh quá nhạy cảm với các tác động trên cơ thể.   
  • Nếu tình trạng đau nhiều hay có biểu hiện sưng viêm co rut cơ, cho người bệnh chườm lạnh khoảng 15 - 20 phút tại vùng cơ tổn thương.
  • Cho người bệnh nghỉ ngơi và tiếp tục theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp.  
  • Dùng thuốc hóa dược (nếu cần).   

Ngoài ra các tác dụng phụ nghiêm trọng do xoa bóp là rất hiếm, như xoa bóp quá mạnh có thể gây xuất huyết nội hoặc tổn thương dây thần kinh. Phản ứng dị ứng với bất kỳ loại kem hoặc dầu sử dụng trong quá trình xoa bóp cũng có thể xảy ra.   

Hy vọng bài viết có thể giúp độc giả hiểu rõ hơn về bấm huyệt, đặc biệt khi phương pháp này bị lạm dụng quá mức. Vì vậy, để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các ảnh hưởng không mong muốn, cần có sự chỉ định đúng từ thầy thuốc và thực hành hợp lý trên người bệnh.