Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị đau bụng tại nhà
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị đau bụng tại nhà
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị đau bụng tại nhà
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị đau bụng tại nhà - Ảnh: BookingCare

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị đau bụng tại nhà

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 20/02/2024 | Cập nhật lần cuối: 04/03/2024
Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản về việc chăm sóc trẻ đau bụng tại nhà cùng với các dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám/cấp cứu để phụ huynh lưu ý.

Đau bụng ở trẻ em là một vấn đề phổ biến, và việc hiểu rõ nguyên nhân và chăm sóc đúng cách tại nhà có thể giúp giảm đau đáng kể. 

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị đau bụng tại nhà

Phần lớn các trường hợp đau bụng ở trẻ em là không nguy hiểm, trẻ hoàn toàn có thể được chăm sóc tại nhà. Khi trẻ bị đau bụng, cha mẹ nên khuyến khích trẻ nghỉ ngơi và thực hiện một số biện pháp hỗ trợ trẻ dưới đây.

  • Cho trẻ uống nhiều nước: Nước giúp cơ thể tiêu hoá dễ dàng hơn. Đặc biệt nếu trẻ đau bụng kèm theo tiêu chảy sẽ dễ bị mất nước, vì vậy cần đảm bảo trẻ được uống đủ nước.
  • Sử dụng trà gừng: Gừng có thể giảm triệu chứng buồn nôn, nôn và giảm đau bụng. Có thể cho trẻ uống một lượng trà gừng phù hợp để làm giảm cơn đau.
  • Thay đổi chế độ ăn và tránh sử dụng thực phẩm khó tiêu: Khi trẻ đau bụng, việc sử dụng thực phẩm khó tiêu có thể làm cho cơn đau bụng trầm trọng hơn. Nên cho trẻ ăn các đồ ăn thanh, ít dầu mỡ.
  • Giảm căng thẳng: Ở một số người, căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy. Đau bụng có thể khiến trẻ cảm thấy căng thẳng và điều này có thể khiến trẻ càng đau hơn. Vì vậy giúp trẻ thư giãn và giảm mức độ căng thẳng có thể giúp chúng kiểm soát các triệu chứng tốt hơn.
  • Khuyến khích hoạt động vận động: Nếu trẻ bị táo bón, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ vận động ngoài trời nhiều hơn để giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn và giảm tình trạng táo bón.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Trong một số trường hợp, đau bụng ở trẻ có thể là nguyên nhân đến từ một căn bệnh tiềm ẩn nào đó. Nếu trẻ đau bụng có các dấu hiệu dưới đây, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm: 

  • Đau bụng dữ dội
  • Đau nhiều hơn khi di chuyển
  • Đau khiến trẻ không thể ngủ
  • Đau không liên lục nhưng không khỏi hoặc ngày càng trầm trọng hơn
  • Đau bụng kèm sốt (trên 38 độ C)
  • Đau khi đi tiểu
  • Trẻ xanh xao, đổ mồ hôi và thờ ơ
  • Mệt mỏi và bơ phờ
  • Đau bụng kéo dài hơn 24 giờ
  • Tiêu chảy nhiều lần
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước 
  • Phát ban da
  • Đau hoặc sưng ở háng hoặc tinh hoàn ở bé trai
  • Tiểu máu…

Trong trường hợp dưới đây, trẻ cần được đưa đến khoa cấp cứu ngay lập tức:

  • Nôn ra chất nôn màu xanh lá cây hoặc có máu: tắc ruột, xuất huyết dạ dày
  • Ngủ gà, khó đánh thức
  • Phân có màu đen hoặc đỏ (lẫn máu trong phân): đau bụng do sốt xuất huyết trở nặng…
  • Phát ban da: có thể do nhiễm trùng huyết…
  • Phù mặt: suy thận, suy gan, suy tim…
  • Mất nước

…..

Việc chăm sóc trẻ đau bụng cần sự nhạy bén và kiên nhẫn. Nếu cần thiết, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng một số loại thuốc ở nhà cho trẻ.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare