Hướng dẫn chi tiết cách theo dõi đường huyết tại nhà dành cho các bà bầu Đái tháo đường thai kỳ
Hướng dẫn chi tiết cách theo dõi đường huyết tại nhà dành cho các bà bầu Đái tháo đường thai kỳ
Hướng dẫn cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà
Hướng dẫn cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà - Ảnh: BookingCare

Hướng dẫn chi tiết cách theo dõi đường huyết tại nhà dành cho các bà bầu Đái tháo đường thai kỳ

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 07/08/2023 | Cập nhật lần cuối: 02/11/2023
Bài viết này BookingCare sẽ hướng dẫn các mẹ bầu cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà và một số lưu ý để theo dõi kết quả một cách chính xác.

Nguyên tắc quan trọng nhất để điều trị đái tháo đường thai kỳ là cần phải kiểm soát tốt đường huyết. Việc chủ động kiểm tra các chỉ số đường huyết tại nhà giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh cho các thai phụ. Bài viết này BookingCare sẽ hướng dẫn các mẹ bầu cách theo dõi đường huyết tại nhà và một số lưu ý để theo dõi kết quả một cách chính xác.

Truy cập ngay "Sống khỏe với bệnh Tiểu đường" - Giải pháp toàn diện cho người bệnh Tiểu đường. Người bệnh có thể đặt khám online, đặt lịch xét nghiệm, đặt khám trực tiếp và sử dụng các tiện ích hỗ trợ: hỏi đáp MIỄN PHÍ với bác sĩ Tiểu đường, lưu và theo dõi chỉ số đường huyết,...

Khái niệm về đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường là tình trạng tăng glucose huyết tương và rối loạn dung nạp glucose do thiếu insulin, kháng insulin hoặc cả hai.

Đái tháo đường mang thai (diabetes in pregnancy/ overt diabetes) để chỉ đái tháo đường có từ trước khi mang thai đã biết hoặc ĐTĐ xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ.

Đái tháo đường thai kỳ (gestational diabetes mellitus - GDM): Có mức glucose huyết tương thấp hơn đái tháo đường mang thai, phát triển trong thời kỳ mang thai, tự khỏi sau khi sinh con.

Tại sao các bà bầu có đái tháo đường thai kỳ cần theo dõi đường huyết tại nhà?

Các mẹ bầu khi đi khám thai sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm chỉ số đường huyết khi đói và xét nghiệm dung nạp glucose để chẩn đoán chính xác có mắc đái tháo đường thai kỳ hay không.

Trường hợp bị chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt lộ trình điều trị của bác sĩ nhằm kiểm soát đường huyết ở mức cho phép. Nếu không, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và cả của thai nhi. 

Vì vậy, việc theo dõi đường huyết thường xuyên là cực kỳ cần thiết. Thông qua sự thay đổi chỉ số đường huyết theo thời gian, có thể đánh giá được quá trình điều trị có đang hiệu quả không và cần cải thiện những gì.

Để không mất nhiều thời gian đến các cơ sở y tế làm các xét nghiệm, thai phụ có thể thực hiện thử đường huyết ngay tại nhà và thông báo lại với bác sĩ trong lần tái khám tiếp theo nhằm tìm ra hướng điều trị phù hợp và hiệu quả.

Cách thử đường huyết mao mạch  tại nhà cho bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ

Phương pháp thường được áp dụng nhiều nhất để đo đường huyết tại nhà là dùng máy đo đường huyết lấy máu. Thao tác cực kỳ đơn giản, hơn nữa, các loại máy này cũng rất dễ mua với chi phí hợp lý. 

Có rất nhiều thương hiệu máy đo đường huyết khác nhau, nhưng tất cả chúng đều hoạt động theo những cách tương tự, đều bao gồm các bước cơ bản:

  • Vệ sinh vị trí lấy máu, thường là đầu ngón tay, bằng bông gòn thấm cồn. Trường hợp không có bông cồn, mẹ bầu chỉ cần đảm bảo rửa sạch và lau khô tại vị trí lấy máu, đảm bảo đầu ngón tay ấm vì khi đầu ngón tay lạnh sẽ làm mạch máu co lại và điều này sẽ gây ảnh hưởng: việc chích lấy máu ở đầu ngón tay sẽ khó khan hơn và đầu ngón tay sẽ bị đau hơn
  • Xem hạn sử dụng và mã vạch (code) của que thử . Lấy que thử ra khỏi hộp đựng que (lưu ý đóng nắp hộp lại ngay để tránh hư các que còn lại ở trong hộp). Cắm que thử vào máy đo đường huyết sao cho một đầu nhô ra khỏi máy .
  • Vuốt nhẹ nhàng để máu dồn từ gốc ngón tay lên phía đầu ngón tay , đưa dụng cụ lấy máu vào mép ngoài cạnh đầu ngón ,  chích máu và nặn nhẹ cho lấy đủ giọt máu (lưu ý : chích lấy máu ở một bên của đầu ngón tay , tránh chích vào giữa hoặc vào gần móng tay , tránh chích ở ngón trỏ và ngón cái vì đây là hai ngón hoạt động nhiều ; những lần thử đường huyết sau sẽ nên luân phiên giữa các ngón tay )
  • Nhỏ máu nằm ở trên đầu que thử đang nhô ra từ máy đo , dùng bông gòn cồn lau khô sạch máu và đọc kết quả ( sau 5 – 45 giây )
  • Ghi kết quả thử đường huyết mao mạch vào sổ Nhật ký theo dõi đường huyết và bỏ que thử, đầu kim chích vào hộp đựng rác thải y tế , tuyệt đối không tái sử dụng  đầu kim lấy máu để tránh nguy cơ nhiễm trùng .

Ngoài ra, để tránh việc phải lấy máu nhiều lần, hiện nay, trên thị trường còn xuất hiện dòng thiết bị theo dõi đường huyết liên tục (CGM - Continuous Glucose Monitor).

Thiết bị này sẽ sử dụng một bộ phận cảm biến mini (sensor) thường được đặt ở mặt sau cánh tay hoặc vùng bụng. Sau khoảng 1 giờ đặt bộ phận cảm biến trên cánh tay (hoặc bụng) máy sẽ bắt đầu đọc các chỉ số đường huyết và báo kết quả qua máy đọc. Các cảm biến được duy trì trong 14 ngày. Bộ phận cảm biến thường được kết nối với các thiết bị điện tử như màn hình LED, điện thoại di động đi kèm để ghi lại kết quả tự động, giúp dễ dàng theo dõi.

Tuy nhiên, các thiết bị theo dõi đường huyết liên tục thường có giá thành đắt hơn các loại máy đo đường huyết lấy máu tại nhà. Vì vậy, mẹ bầu có thể cân nhắc lựa chọn sử dụng giữa hai loại máy sao cho phù hợp với tình trạng của mình.

Mẹ bầu sẽ tự thử đường huyết mao mạch tại nhà vào những thời điểm nào trong ngày ?

Thử đường huyết mao mạch vào các thời điểm sau :

  • Trước khi ăn
  • 1 giờ hoặc 2 giờ sau khi ăn
  • Khi cần thiết : đường huyết mao mạch trước ngủ hoặc trong đêm .

Cần ghi chép kết quả đo cùng thời gian đo làm cơ sở để bác sĩ theo dõi, đánh giá tiến trình điều trị

Cần chú ý rằng việc thử tiểu đường thai kỳ tại nhà chỉ có tác dụng theo dõi sự biến động của lượng đường trong máu chứ không có tác dụng chẩn đoán. Kể cả khi đã thực hiện theo dõi đường huyết tại nhà, mẹ bầu cũng cần tuân thủ lịch tái khám tại các cơ sở y tế để bám sát lộ trình điều trị của bác sĩ, đạt hiệu quả chữa trị, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe em bé.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết