Hướng dẫn sử dụng Máy đo huyết áp Bắp tay & Cổ tay tự động hãng Omron
Dưới đây là nội dung chi tiết về hướng dẫn sử dụng, các lỗi có thể gặp phải, cách bảo quản máy đo huyết áp điện tử bắp tay và cổ tay của hãng Omron.
Khi sử dụng một loại máy đo huyết áp bất kì, bạn đọc cần có cách sử dụng đúng mới mang lại kết quả chính xác nhất. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng chi tiết do BookingCare tổng hợp để bạn đọc tham khảo và có cách bảo quản đúng khi sử dụng máy đo huyết áp Omron.
Nguyên tắc chung khi đo huyết áp
Đối với đo huyết áp kể cả bằng máy đo huyết áp cổ tay hay bắp tay, dù là của hãng máy nào, bạn dọc cũng cần lưu ý những điều sau:
- Đọc kỹ hướng dẫn an toàn của máy đo huyết áp trong tờ hướng dẫn kèm theo.
- Không ăn uống, tránh xa cafein, rượu và thuốc lá trong 30 phút trước khi đo huyết áp.
- Không nên tập thể dục trong ít nhất 30 phút trước khi đo.
- Không nên đo huyết áp khi đang căng thẳng
- Nên đi tiểu hết trước khi đo.
- Tìm nơi yên tĩnh, ngồi lên ghế có tựa lưng, thoải mái, thư giãn 5 phút trước khi đo.
- Hít thở sâu 5-6 và đặt vòng bít ngang tầm với tim theo đúng hướng dẫn.
- Không nói chuyện hay cử động người trong khi đo huyết áp.
- Để có kết quả chính xác nhất, bạn nên đo huyết áp tối thiểu 2 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 phút. Nếu giá trị giữa 2 lần chênh nhau quá 10mmHg, thì cần đo lại thêm vài lần với thời gian nghỉ lâu hơn. Lấy giá trị trung bình của 2 lần đo cuối làm kết quả.
- Không nên đo huyết áp liên tục trong thời gian ngắn. Thời gian giữa các lần đo tùy thuộc vào nhu cầu cũng như đặc tính sinh lý của từng người.
- Nên đo huyết áp vào một thời điểm cố định trong ngày và có cách lưu lại các kết quả huyết áp để theo dõi và tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng huyết áp của bản thân.
Hướng dẫn cách đo huyết áp bấp tay và cổ tay với máy của Omron
Nên đo huyết áp vào thời điểm nào trong ngày?
Bạn đọc nên lựa chọn một thời điểm cố định trong ngày để thực hiện đo huyết áp. Bạn có thể tự lựa chọn cho mình một thời điểm đo huyết áp phù hợp nhất và cần đảm bảo các yếu tố:
- Không bị gián đoạn bởi các hoạt động khác.
- Không nên đo ngay khi thức dậy, sau bữa ăn sáng.
- Có thể tuân thủ theo hàng ngày.
- Nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.
Hướng dẫn đo huyết áp bắp tay
Cách lắp/thay pin
- Lắp 4 pin đi kèm máy vào khay pin
- Nếu biểu tượng báo pin yếu xuất hiện trên màn hình, thay tất cả 4 pin cùng lúc.
- Kết quả đo liên tục được lưu trong bộ nhớ thậm chí sau khi thay pin.
Cách cuốn vòng bít
- Không nên mặc áo quá chật ở vùng bắp tay.
- Xắn phần áo ở cánh tay cần đo. Không quấn vòng bít trên lớp áo dày.
- Quấn vòng bít vừa tay, không quá lỏng cũng không quá chặt.
- Đảm bảo phần đáy vòng bít được đặt ngay trên chỗ cong khủy tay (với máy đo huyết áp bắp tay)
- Quấn vòng bít vào cánh tay, khoảng cách từ mép vòng bít đến khuỷu tay là khoảng 1 – 2 cm. Phần đánh dấu (mũi tên ở dưới ống dẫn khí) nằm ở chính giữa mặt trong cánh tay.
- Chú ý biểu tượng báo hiệu vòng bít đã quấn đúng trên máy đo huyết áp.
Tư thế ngồi
- Ngồi đo với tư thế thoải mái, thẳng lưng.
- Vòng bít ở vị trí ngang tim.
- Gập tay kiểm tra xem vòng bít đã quấn đúng và thoải mái chưa.
- Bật máy, chờ, đọc kết quả.
- Tắt máy.
Lưu ý: Với các loại máy có đèn báo quần vòng bít, khi đèn màu xanh sáng biểu thị vòng bít được quấn đúng.
Ghi lại kết quả đo và lặp lại việc đo huyết áp 2-3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút.
Hướng dẫn đo huyết áp cổ tay
Cách lắp/thay pin
- Lắp 2 pin đi kèm máy vào khay pin
- Nếu biểu tượng báo pin yếu xuất hiện trên màn hình, thay tất cả 4 pin cùng lúc.
- Kết quả đo liên tục được lưu trong bộ nhớ thậm chí sau khi thay pin.
Cách cuốn vòng bít
- Không nên mặc áo quá chật ở vùng cánh tay.
- Không quấn vòng bít trên lớp áo dày.
- Lồng vòng bít vào cổ tay, giữ khoảng cách 1 ngón tay giữa vòng bít và cổ tay.
Tư thế ngồi
- Ngồi đo với tư thế thoải mái, thẳng lưng.
- Đặt cổ tay ở vị trí ngang tim.
- Gập tay kiểm tra xem vòng bít đã quấn đúng và thoải mái chưa.
- Bật máy, chờ, đọc kết quả.
- Tắt máy.
- Lưu ý: Với các loại máy có đèn báo quần vòng bít, khi đèn màu xanh sáng biểu thị vòng bít được quấn đúng.
Lưu ý: Tín hiệu OK xuất hiện khi vòng bít không bị quấn lỏng.
Để nhận biết các loại chỉ số huyết áp, bạn đọc có thể tham khảo bảng dưới đây. Tuy nhiên, chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không tự ý chẩn đoán tình trạng của mình. Bất kì dấu hiệu, triệu chứng hay chỉ số nào cũng nên hỏi ý kiến Bác sĩ Tim mạch để biết được tình trạng và có hướng điều trị đúng cách.
Một số hiện tượng thường gặp khi đo huyết áp
Thông thường, khi thực hiện đo huyết áp, bạn đọc có thể gặp phải một số hiện tượng dưới đây. Bạn cần kiểm tra nguyên nhân và khắc phục. Nếu hiện tượng vẫn diễn ra, bạn cần liên hệ đến hãng Omron hoặc các đại lý để được bảo hành máy.
Hướng dẫn cách bảo quản để nâng cao tuổi thọ máy đo huyết áp
- Để bảo vệ máy tránh hỏng hóc, bạn cần tránh những điều sau:
- Để máy ở nơi thoáng mát, tránh đặt dưới ánh nắng mặt trời.
- Cuốn vòng bít và ống dẫn khí lỏng, không có nếp gấp.
- Gập nhẹ ống dẫn khí vào phía trong vòng bít.
- Không tự tháo dời máy, hay tự sửa máy. Cần đưa đến trung tâm bảo hàng trong trường hợp có lỗi hoặc hỏng hóc.
- Hạn chế va chạm hoặc làm rung máy, không làm rơi máy.
- Dùng vải mêm và xà phòng để vệ sinh vòng bít.
- Không giặt hoặc ngâm vòng bít vào nước.
- Sau thời gian 1-2 năm sử dụng nên đưa đến trung tâm bảo hành để được hiệu chỉnh máy, đảm bảo độ chính xác không bị sai lệch.
- Rút phích cắm ống dẫn khí ra khỏi rắc cắm khi không dùng đến.
Trên đây là tổng hợp của BookingCare về hướng dẫn sử dụng, bảo quản máy đo huyết áp Omron. Mong rằng bạn đọc sẽ có quá trình sử dụng hiệu quả với một chiếc máy có độ chính xác cao, trong lâu dài.
https://omron-yte.com.vn/708-tu-the-do-huyet-ap-dung/
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
9 Lỗi thường gặp khi sử dụng Máy đo đường huyết Accu-Chek và cách khắc phục
Máy đo đường huyết loại nào tốt? Giá máy bao nhiêu? Cách chọn máy phù hợp
Hướng dẫn sử dụng 2 dòng máy đo đường huyết Accu-Chek: Guide & Instant
Máy đo đường huyết Accu-chek có tốt không? Nên mua loại máy nào?
Máy đo đường huyết loại nào tốt? Review 5+ máy đo phổ biến hiện nay
So sánh máy đo đường huyết Accu-chek Guide vs Accu-chek Instant
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Tác giả
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Viêm dạ dày
- Xuất huyết dạ dày
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Chạy bộ & Leo Núi