Kinh nghiệm đi khám tại Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 17/01/2018, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Một số thông tin, kinh nghiệm và lưu ý qua trọng khi đi khám và điều trị tại Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Kinh nghiệm đi khám tại Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai

Thực trạng dễ thấy ngày nay là các bệnh về tiêu hóa ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Nhu cầu đi kiểm tra sức khỏe, khám chữa bệnh về tiêu hóa theo đó cũng ngày càng nhiều lên. Một trong những địa chỉ được nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn đi khám là Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai.

Nếu bạn cũng đang tìm hiểu và có dự định đi khám tiêu hóa tại địa này, thì có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây. 

1. Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai

Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện đầu ngành tại miền Bắc trong khám và điều trị các bệnh lý về tiêu hóa gan mật. Từ năm 2010 đến 2014 Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai đã khám và điều trị cho 116.487 lượt bệnh nhân ngoại trú và 24.354 lượt bệnh nhân nội trú. 

Địa chỉ 

  • Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội 

Vị trí 

  • Tầng 5 nhà P (tòa nhà Việt Nhật) - Bệnh viện Bạch Mai 

Tòa nhà này nằm ngay thẳng cổng chính (78 Giải Phóng đi vào),ngay sau đài phun nước. Bạn có thể xem sơ đồ sau để định hình được vị trí của Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai:

Chỉ dẫn vị trí Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai (tầng 5 nhà Việt Nhật)

Số điện thoại

  • 024 6259 8285 (có thể gọi trong giờ hành chính, từ 8h-16h)

Thời gian làm việc 

  • Khoa làm việc từ thứ 2 đến thứ 7. Từ 8h - 11h30 và 13h30 - 16h (mùa hè là 16h30). Riêng thứ 7 làm việc muộn hơn, từ 9h - 11h30 và 13h30 - 16h.
  • Có phòng khám đặt trực tiếp tại Khoa, vì thế người bệnh có thể đến trực tiếp tầng 5 nhà P để các bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị. 

Vì lượng bệnh nhân đến khám tại khoa rất đông, vì vậy người bệnh nên đến trước giờ khám để xếp hàng lấy số khám. Khoa thường phát số khám trước 6h30. Lấy được số khám sớm, bạn sẽ không mất nhiều thời gian chờ đợi đến lượt khám. 

Trưởng Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai

Trưởng khoa hiện tại của Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai là Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Trường Khanh.

Trước đây Trưởng khoa của Khoa là Giáo sư, Bác sĩ Đào Văn Long (đến năm 2016),Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch…

2. Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai khám chữa những bệnh gì 

Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai khám chữa những bệnh gì (Ảnh: CBS news)

Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai nhận khám và điều trị nhiều mặt bệnh khác nhau, nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Để bạn nắm được các bệnh mà khoa điều trị, có thể chia thành 2 nhóm sau:

Bệnh (hội chứng) về ống tiêu hóa 

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Rối loạn phân
  • Rối loạn về nuốt
  • Các vấn đề nhưu tiêu chảy, táo bón, đau bụng...
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Nhiễm khuẩn HP 
  • Bệnh Crohn 
  • Viêm ruột thừa 
  • Viêm thực quản  
  • Các bệnh dạ dày
  • Các bệnh đại tràng
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Bệnh trĩ...

Bệnh về Gan mật tụy 

  • Gan nhiễm mỡ
  • U gan, áp xe gan
  • Xơ gan, ung thư gan
  • Sỏi mật
  • Viêm túi mật
  • Ung thư đường dẫn mật
  • Viêm tụy
  • U nang tuyến tụy... 

Một số ứng dụng kỹ thuật phát triển tại khoa

Nhiều kỹ thuật tiên tiến được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai 

Nội soi ổ bụng 

Nội soi ổ bụng vẫn là một phương pháp có hiệu quả giúp chẩn đoán bệnh lý tại khoang màng bụng. Hiện nay, khoa Tiêu hóa là một trong số rất ít đơn vị nội Tiêu hóa tiến hành được nội ổ bụng để chẩn đoán bệnh lý khoang màng bụng.

Nội soi đường tiêu hóa trên

Tiến hành nội soi dạ dày chẩn đoán và điều trị như: cắt polyp, thắt tĩnh mạch thực quản, tiêm xơ tĩnh mạch phình vị, nong thực quản, mở thông dạ dày qua nội soi.

Nội soi đại trực tràng

Nội soi đại tràng giúp chẩn đoán các bệnh lý như: Lao đại tràng, viêm loét đại tràng chảy máu, bệnh crohn, ung thư đại tràng… Nội soi đại tràng điều trị như cắt polyp.

Sinh thiết gan và chọc hút tế bào gan

Ngày nay không còn sử dụng sinh thiết gan mù nữa mà sinh thiết gan được tiến hành dưới hướng dẫn của siêu âm.

Siêu âm ổ bụng

Siêu âm cho phép tiến hành sinh thiết gan bằng súng, chọc hút áp xe gan, chọc hút nang gan để điều trị, tiêm cồn điều trị ung thư gan, chụp và dẫn lưu đường mật qua da, đốt sóng cao tần điều trị ung thư gan.

Siêu âm nội soi

Siêu âm nội soi có thể tiến hành chọc hút tế bào giúp xác định chẩn đoán như chọc tế bào chẩn đoán u tụy và các u khối u cạnh ống tiêu hóa khác.

Chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi

Giúp điều trị lấy sỏi ống mật chủ qua nội soi mật tụy ngược dòng, tái lập lại lưu thông đường mật mà không cần phẫu thuật như: đặt stent đường mật hoặc dẫn lưu tạm thời qua đường mũi (dẫn lưu mật mũi).

Đốt sóng cao tần điều trị ung thư gan

Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng đốt sóng cao tần để điều trị ung thư gan, là nền tảng cho phát triển đốt sóng cao tần điều trị ung thư gan tại các bệnh viện trong cả nước. Hiện phương pháp này được áp dụng thường quy tại Khoa Tiêu hóa cũng như các bệnh viện lớn trong cả nước.

Nội soi dạ dày đường mũi

Bắt đầu thực hiện tại khoa tiêu hóa từ năm 2013, cho phép thăm dò toàn bộ ruột non, giúp chẩn đoán bệnh lý ruột non: u lym pho, GIST, Crohn, dị dạng mạch máu… và điều trị như cắt polyp ruột non không có biến chứng hoặc có biến chứng gây chảy máu, kẹp clip cầm máu ruột non...

Cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi

Áp dụng điều trị cho các tổn thương tiền ung thư hay ung thư giai đoạn sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn ung thư sớm của thực quản, dạ dày và đại tràng mà không cần cắt bỏ đoạn thực quản, dạ dày hoặc đại tràng. 

Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai là nơi thực hiện nhiều kỹ thuật tiên tiến (Ảnh: BV Bạch Mai)

Xem thêm bài viết

3. Một số bác sĩ giỏi tại Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai 

Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai là nơi công tác của nhiều bác sĩ giỏi, đầu ngành về tiêu hóa trong cả nước. Các bác sĩ tại Khoa đều được đào tạo bài bản, được cử đi học đào hay tu nghiệp ở nước ngoài. Hiện tại, Khoa là nơi công tác của:

Bác sĩ đang làm việc tại Khoa Tiêu hóa 

TS.BS Vũ Trường Khanh 

  • Trưởng Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai 
  • Bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai

TS.BS Phạm Công Long

  • Phó Trưởng khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai
  • Bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Vân Hồng

  • Tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 1988
  • Từng học FFI của trường Đại học Paris VI
  • Bác sĩ có trên 32 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về tiêu hóa
  • BS chuyên khoa Tiêu hóa tại Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Vân Hồng là một trong những chuyên gia hàng đầu về Tiêu hóa hiện nay (Ảnh: VTV)

Bác sĩ đã từng làm việc tại Khoa Tiêu hóa 

GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch

  • Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai
  • Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam
  • Nguyên Phó Chủ tịch Hội Tiêu hóa Việt Nam
  • GS Trạch là một trong những chuyên gia hàng đầu về Tiêu hóa, gan mật 

BSCKII Lê Tuyết Anh 

  • Nguyên là bác sĩ nội soi tiêu hóa tại Bệnh viện Bạch Mai 
  • Chuyên gia về nội soi tiêu hóa
  • Bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa tại Phòng khám đa khoa Vietlife.

GS.TS.BS Đào Văn Long 

  • Nguyên Tổng thư ký hội khoa học tiêu hóa Việt Nam
  • Nguyên Trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyên Giám đốc Trung tâm Nội soi Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Bác sĩ tại phòng khám đa khoa Hoàng Long
GS.TS.BS Đào Văn Long chuyên về Tiêu hóa và các bệnh Gan mật 

4. Trung tâm Nội soi tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai

Tháng 7 năm 2014 được sự giúp đỡ của Bộ Công thương Nhật Bản và bệnh viện trường đại học Nagoya Nhật bản, Bệnh viện Bạch Mai xây dựng Trung tâm Nội soi Tiêu hóa Việt Nam - Nhật Bản thuộc Khoa Tiêu hóa.

Tại Trung tâm Nội soi tất cả các kỹ thuật hiện đại cho chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hóa, gan mật và tụy tạng đã được thực hiện thường quy. Các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị trong lĩnh vực tiêu hoá, gan mật và bệnh lý tụy tạng đã và đang được thực hiện thường quy tại Trung tâm bao gồm:

  • Siêu âm ổ bụng trong chẩn đoán và điều trị
  • Nội soi ổ bụng để chẩn đoán
  • Nội soi thực quản, dạ dày để chẩn đoán và điều trị
  • Nội soi đại tràng để chẩn đoán và điều trị
  • Nội soi thực quản dạ dày đường mũi.
  • Nội soi ruột non bóng kép
  • Thắt trĩ qua nội soi trực tràng
  • Đốt sóng cao tần điều trị u gan
  • Dẫn lưu nang giả tụy vào dạ dày qua nội soi
  • Lấy sỏi ống mật chủ, đặt stent đường mật trong tắc mật do u đường mật, u bóng vater và u tuy không còn khả năng phẫu thuật, qua nội soi mật tụy ngược dòng.
  • Mở thông dạ dày qua nội soi
  • Siêu âm nội soi và chọc hút kim nhỏ dưới siêu âm nội soi
  • Cắt tách dưới niêm mạc điều trị tổn thương tiền ung thư, ung thư giai đoạn sớm của thực quản, dạ dày và đại tràng
Trung tâm Nội soi Tiêu hóa - Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: BV Bạch Mai)

5. Những ai nên khám và điều trị tại Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai 

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện đầu ngành về Tiêu hóa, đặc biệt là nội tiêu hóa. Nhưng cũng phải nói rằng, đây là bệnh viện tuyến cuối, nếu bạn ở các tỉnh xa đến thì sẽ tốn kém chi phí ăn uống, đi lại... 

Vì thế, bạn có thể đi khám tại các bệnh viện tuyến dưới trước. Hiện nay, đa số các bệnh viện tuyến đều có chuyên khoa Tiêu hóa (hoặc có các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa). Như thế, bạn vừa đỡ vất vả trong việc đi lại, tiện cho người chăm sóc, mà còn được hưởng chế độ BHYT đúng tuyến. 

Nhưng nếu bạn đã khám ở những đơn vị này nhưng không tìm ra bệnh, bệnh chữa lâu ngày không khỏi, hoặc muốn lên thẳng tuyến trung ương khám để yên tâm hơn, thì có thể tham khảo để đi khám tại Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai. 

Một số bệnh phù hợp với khám và điều trị tại đây như:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Đau bụng không rõ nguyên nhân 
  • Rối loạn phân: tiêu chảy, táo bón...
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Bệnh Crohn
  • Viêm ruột thừa
  • Viêm thực quản, polyp thực quản 
  • Bệnh dạ dày: viêm, loét dạ dày, polyp dạ dày, chảy máu dạ dày, HP dạ dày... 
  • Bệnh đại tràng: viêm, loét đại tràng, ung thư đại tràng, polyp đại tràng...
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Bệnh trĩ: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp 
  • Các bệnh gan: gan nhiễm mỡ, ugan, áp xe gan, xơ gan, ung thư gan
  • Sỏi mật, viêm túi mật, ung thư đường dẫn mật
  • Viêm tụy, u nang tuyến tụy...

6. Lưu ý quan trọng khi đi khám 

Người bệnh nên nhịn ăn để phòng trường hợp cần nội soi tiêu hóa khi đi khám - Ảnh: Phòng Khám Hoàng Long

Khám tiêu hóa khá phức tạp và có tính đặc thù, đòi hỏi bạn phải hiểu và có sự chuẩn sẵn từ trước.

Nên lưu ý một số điểm sau:

  • Mang theo kết quả đã khám trước đó (nếu có).
  • Phòng trường hợp phải nội soi dạ dày:

Nhịn ăn 8 giờ trước nội soi.

Nhịn uống 2 giờ - 3 giờ trước khi nội soi để tránh gây sặc lên đường thở trong quá trình nội soi.

Những bệnh nhân mắc bệnh hen, tim mạch, tăng huyết áp và tiền sử dị ứng cần báo bác sĩ.

Đối với phụ nữ: Báo bác sĩ nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.

  • Phòng trường hợp phải nội soi đại tràng:

Nhịn ăn 8 giờ trước nội soi.

Không ăn, uống sữa, café, bia rượu, nước có gas sau 21:00 buổi tối hôm trước.

Đối với phụ nữ: Nội soi sau khi hết kỳ kinh nguyệt; nên báo với bác sĩ nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai.

  • Các trường hợp khác: nên nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi thăm khám với bác sĩ. 

7. Bảng giá một số dịch vụ kỹ thuật trong chẩn đoán, điều trị tại khoa 

STTTên dịch vụ Giá (VNĐ)Ghi chú 
1Siêu âm trực tràng 176.000 
2Chụp dạ dày-tá tràng có uống thuốc cản quang113.000 
3Chụp khung đại tràng có thuốc cản quang153.000 
4Chụp mật qua Kehr225.000Chưa bao gồm thuốc cản quang 
5Chụp thực quản có uống thuốc cản quang số hóa 209.000 
6Chụp dạ dày-tá tràng có uống thuốc cản quang số hóa209.000 
7Chụp khung đại tràng có thuốc cản quang số hóa249.000 
8Đặt sonde dạ dày 85.4000 
 9Nội soi thực quản-dạ dày- tá tràng ống mềm có sinh thiết 410.000Đã bao gồm chi phí Test HP
 10Nội soi thực quản-dạ dày- tá tràng ống mềm không sinh thiết231.000  
 11Nội soi đại trực tràng ống mềm có sinh thiết 385.000  
 12Nội soi đại trực tràng ống mềm không sinh thiết 287.000 
 13Nội soi trực tràng có sinh thiết 287.000  
 14Nội soi trực tràng ống mềm không sinh thiết 179.000 
 15Nội soi dạ dày can thiệp 2.191.000 
16 Nội soi mật tuỵ ngược dòng (ERCP) 2.663.000Chưa bao gồm dụng cụ can thiệp: stent, ERCP catheter, bộ tán sỏi cơ học, rọ lấy dị vật, dao cắt, bóng kéo, bóng nong.
 
 17Nội soi ổ bụng 793.000 
 18Nội soi ổ bụng có sinh thiết 937.000 
 19Nội soi ống mật chủ 154.000 
 20Nội soi siêu âm chẩn đoán 1.152.000 
21 Nội soi siêu âm can thiệp - chọc hút tế bào khối u gan, tụy, u ổ bụng bằng kim nhỏ 2.871.000 

Ghi chú: Bảng giá chỉ tham khảo, có thay đổi mà không thông báo trước

Hy vọng những thông tin trên phần nào giúp việc lập kế hoạch và quá trình đi khám của bạn được dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Xem thêm bài viết

 

 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://www.bachmai.gov.vn/index.php/vi/gioi-thieu-ve-benh-vien-menuleft-27/cac-khoa-lam-sang-menuleft-89/khoa-tieu-hoa-menuleft-95
2. http://www.bachmai.gov.vn
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/