Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào trứng (ICSI): Là gì? Quy trình thực hiện? Rủi ro khi thực hiện
Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào trứng (ICSI): Là gì? Quy trình thực hiện? Rủi ro khi thực hiện
Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào trứng (ICSI): Là gì? Quy trình thực hiện? Rủi ro khi thực hiện - Ảnh: BookingCare

Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào trứng (ICSI): Là gì? Quy trình thực hiện? Rủi ro khi thực hiện

Tác giả: - Xuất bản: 03/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 05/12/2023
Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào trứng (ICSI) là bước đột phá trong công nghệ hỗ trợ sinh sản hiện nay. Kỹ thuật ICSI là gì? ICSI áp dụng cho những trường hợp nào? Quy trình thực hiện và những ưu nhược điểm của phương pháp này là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây của BookingCare.

Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào trứng (ICSI) được thực hiện như một phần của phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF), giúp tinh trùng thụ tinh được với trứng. Đây được xem là bước đột phá trong công nghệ hỗ trợ sinh sản cho các trường hợp vô sinh nam do thiểu tinh, vô sinh không rõ nguyên nhân hay phụ nữ ở độ tuổi cao, nữ tắc vòi trứng, suy giảm dự trữ trứng…

Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về kỹ thuật thực hiện ICSI qua bài viết dưới đây. 

Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào trứng (ICSI) là gì? 

Tiêm tinh trùng vào trứng (hay còn được gọi là tiêm tinh trùng vào bào tương của noãn (ICSI)) được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1990 đã mở ra một bước đột phá mới trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Đây là kỹ thuật được thực hiện nhằm làm tăng khả năng thụ tinh cho các cặp đôi.

Hiện nay, kỹ thuật tiêm tinh trùng vào trứng đã trở nên phổ biến và thực hiện rộng rãi tại nhiều cơ sở y tế.  

Cụ thể, một tinh trùng chất lượng tốt sẽ được lựa chọn để tiêm trực tiếp vào bào tương của trứng. Sau khi thụ tinh thành công, phôi sẽ được nuôi cấy đến ngày phôi thứ 3 hoặc 5 rồi chuyển lại vào buồng tử cung để làm tổ, phát triển thành thai. 

ICSI khác với IVF như thế nào? 

Có thể nói, ICSI là một loại IVF. Với kỹ thuật IVF truyền thống được thực hiện bằng cách đặt hàng nghìn tinh trùng trước noãn, một tinh trùng tốt nhất sẽ tự xâm nhập vào noãn để thụ tinh theo các giống chọn lọc tự nhiên diễn ra trong cơ thể. Trong khi đó, kỹ thuật ICSI, tinh trùng sẽ được chọn lọc từng tinh trùng tốt nhất trong mẫu rồi lọc rửa, hút vào kim để tiêm vào từng noãn. 

Tiêm tinh trùng vào trứng (ICSI) là cứu cánh cho nhiều cặp vợ chồng vô sinh
Tiêm tinh trùng vào trứng (ICSI) là cứu cánh cho nhiều cặp vợ chồng vô sinh - Ảnh: Freepik

Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào trứng (ICSI) là lựa chọn bắt buộc khi tinh trùng không thể tự xâm nhập vào noãn. Phương pháp này là “cứu cánh” đặc biệt cho những cặp vợ chồng vô sinh do:

  • Yếu tố nam: tinh trùng ít, yếu, dị dạng, có ít hoặc không có tinh trùng trong mẫu tinh dịch, nam giới xuất tinh ngược, tắc nghẽn trong hệ thống sinh sản nam giới... 
  • Vô sinh không rõ nguyên nhân.
  • Phụ nữ muốn mang thai lớn tuổi trên 35 tuổi. 
  • Hoặc cho những đối tượng áp dụng IVF truyền thống không dẫn đến việc tạo phôi. 

Quy trình thực hiện ICSI như thế nào? 

Để thực hiện kỹ thuật tiêm tinh trùng vào trứng, bác sĩ tiến hành theo các bước sau: 

Trước khi ICSI

Trước khi kỹ thuật ICSI diễn ra, bác sĩ cần chuẩn bị noãn và tinh trùng khỏe mạnh. 

Kiểm tra thể chất

Bác sĩ sản khoa hiếm muộn cần khám và kiểm tra thể chất kỹ lưỡng nhằm đánh giá mức độ sẵn sàng về sức khoẻ của các bà mẹ tương lai. Bác sĩ sẽ hẹn trùng với ngày thứ 2 – 3 của chu kỳ kinh để xét nghiệm máu đánh giá chức năng buồng trứng, siêu âm đếm số lượng trứng trong mỗi chu kỳ để tính liều lượng hormone cần thiết cho buồng trứng. Ngoài ra, bác sĩ cũng cần xem xét đến sức khỏe thể chất, tuổi tác của người mẹ. 

Chuẩn bị noãn

Khi khám thực thể cho thấy nữ giới đã sẵn sàng cho ICSI, bác sĩ bắt đầu quá trình kích thích rụng trứng bằng cách tiêm hormone hàng ngày. Thông thường, trứng sẽ trưởng thành hoàn toàn sau 8 – 14 ngày. Sau đó, bác sĩ tiến hành siêu âm qua âm đạo định kỳ để đếm số lượng trứng, kiểm tra sự phát triển của các nang trứng rồi tiến hành tiêm hormone kích thích noãn trưởng thành, chuẩn bị cho việc lấy trứng sau 34 – 36 giờ. 

Khi trứng trưởng thành, bác sĩ sẽ lấy trứng bằng cách đưa một cây kim mỏng xuyên qua thành âm đạo dưới hướng dẫn của siêu âm. Trứng được chuyển sang môi trường nuôi cấy cho đến khi sẵn sàng thụ tinh. 

Quy trình thực hiện kỹ thuật ICSI
Quy trình thực hiện kỹ thuật ICSI - Ảnh: 4M Hospitals

Chuẩn bị tinh trùng

Cùng ngày lấy trứng ở nữ, tinh dịch nam giới được thu thập bằng phương pháp thủ dâm hoặc sử dụng mẫu đã trữ đông trước đó hoặc được lấy từ phẫu thuật Tinh trùng Mẫu tinh dịch được phân tích tinh dịch đồ nhằm kiểm tra số lượng, khả năng di chuyển và chất lượng tinh trùng. Với những người vô tinh, không xuất tinh hoặc xuất tinh ngược cần thực hiện thủ thuật để thu thập tinh trùng. 

Mẫu tinh dịch để ly giải hoặc rã đông trong khoảng thời gian 30 phút. Sau đó tinh dịch được lọc rửa và chọn lọc để chọn ra tinh trùng trưởng thành có khả năng di động tốt và ít mang phân mảnh ADN.

Trong khi ICSI

Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào trứng được thực hiện vào thời điểm từ 39 – 41 giờ sau khi tiêm mũi trưởng thành noãn. Noãn được giữ cố định bằng kim giữ noãn sao cho thể cực nằm ở vị trí 6 – 7 giờ hoặc 11 – 12 giờ. 

Bác sĩ lựa chọn vị trí tiêm phù hợp (thường là vị trí 3 giờ) để tiêm tinh trùng vào bào tương noãn. Tinh trùng được đưa ra đầu kim tiêm, kim tiêm được đưa xuyên qua  màng bào tương để vào bào tương noãn. Cho đến khi kim tiêm vào khoảng nửa đường kính noãn, đẩy tinh trùng vào bào tương noãn và rút kim ra ngoài. Noãn sau ICSI sẽ được cấy đến khoảng 16 – 18 tiếng sau rồi kiểm tra thụ tinh. 

Sau ICSI 

Sau khi thực hiện kỹ thuật, bác sĩ sẽ theo dõi trứng đã thụ tinh trong phòng thí nghiệm để tìm dấu hiệu thụ tinh thành công. Trong vòng 5 – 6 ngày, trứng thụ tinh khỏe mạnh sẽ phân chia thành các tế bào và hình thành phôi nang. 

Bác sĩ tiến hành đánh giá kích thước, khối lượng tế bào phôi nang để xác định thời điểm có nhiều khả năng mang thai nhất. Việc chuyển phôi sẽ lựa chọn phôi ngày 3, 5, 6.  

Những lợi ích và rủi ro khi áp dụng kỹ thuật ICSI 

So với IVF truyền thống, ICSI thành công hơn trong việc hỗ trợ các cặp đôi vô sinh hiếm muộn. Tỷ lệ thành công của phương pháp này lên tới 60 – 70% (nếu chuyển phôi đã được kiểm tra di truyền). 

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nguy cơ tiềm ẩn như: 

  • Trứng có thể bị tổn thương khi tiêm tinh trùng, ảnh hưởng đến chất lượng phôi. 
  • Các trường hợp vô sinh nam có thể do nhiễm sắc thể và bệnh lý di truyền cao hơn bình thường. Có khoảng 5 – 10% vô sinh nam do bất thường tinh trùng, có liên quan đến bệnh lý di truyền. Những bất thường này có thể truyền sang con. 
  • Tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể ở trẻ sinh ra do kỹ thuật tiêm tinh trùng vào trứng có thể tăng nhẹ, đặc biệt ở các trường hợp tinh trùng yếu nặng, dị dạng (khoảng 1 – 2%). 

Trên đây là những thông tin về phương pháp tiêm tinh trùng vào trứng (ICSI). Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về sinh sản, tinh trùng yếu, vô sinh - hiếm muộn… hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị tốt nhất. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết