Liệt dây thần kinh VII ngoại biên (liệt mặt) có chữa được không

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 06/09/2017 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 (liệt mặt) cần được điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến khả năng lao động, tâm lý, giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên (liệt mặt)
Liệt dây thần kinh VII khiến phần trên và dưới của nửa mặt rũ xuống - Ảnh: Pinterest

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên (liệt mặt) có thể xảy ra ở bất kì đối tượng nào. Bệnh nhân cần đi khám ngay với các bác sĩ Thần kinh để tránh biến chứng ảnh hưởng tới mắt, co cơ không tự chủ,... 

Dây thần kinh VII và bệnh liệt dây thần kinh VII ngoại biên 

Dây thần kinh VII phụ trách vận động các cơ bám da mặt, cơ bám da cổ, xương bàn đạp ở tai giữa.

Dây VII cũng chi phối hoạt động bài tiết của các tuyến nước mắt, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi, tuyến niêm dịch của mũi. Ngoài ra, nó cũng nhận thêm vị giác ở hai phần ba trước lưỡi và cảm giác vòm miệng, cảm giác nông vùng ống tai ngoài và vùng da nhỏ phía sau vành tai.

Liệt dây thần kinh số VII có hai dạng là liệt thần kinh VII trung ương và liệt thần kinh VII ngoại biên. Phổ biến nhất vẫn là liệt dây VII ngoại biên, bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, không phân biệt độ tuổi, giới tính.

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên hay còn gọi là liệt mặt ngoại biên là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, mà nguyên nhân của nó là do tổn thương dây thần kinh mặt, trái ngược với liệt mặt trung ương là tổn thương liên quan đến não.

Biểu hiện bệnh liệt dây thần kinh VII ngoại biên 

Liệt dây VII ngoại biên có nhiều biểu hiện rõ rệt:

  • Mặt bị xệ, cứng, mất nếp nhăn, bất động một cách bất thường
  • Méo mồm, miệng lệch sang một bên
  • Mất khả năng nhăn trán, phồng má, chu môi
  • Ăn uống khó khăn, hay trào ra ngoài, vị giác kém hơn
  • Khó cười nói
  • Đau nhức đầu, tai trong, đau sau hoặc trước tai
  • Yếu hay cứng hay rũ một bên của khuôn mặt, đặc biệt là góc của miệng
  • Mắt nhắm không kín hay mở lớn cả khi ngủ
  • Nhân trung lệch sang bên liệt
  • Thay đổi số lượng nước bọt ở miệng
  • Nghe lớn âm thanh một bên tai
Triệu chứng liệt dân thần kinh số 7
Mặt xệ, cứng bất thường là biểu hiện của liệt dây thần kinh số VII - Ảnh: Pixabay 

Nguyên nhân gây liệt mặt

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên thường có nguyên nhân do lạnh, hoặc do viêm. Liệt dây thần kinh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, nhưng có nguy cơ cao gặp ở những đối tượng:

  • Người có hệ miễn dịch kém, suy nhược cơ thể
  • Phụ nữ mang thai
  • Người có tiền sử về bệnh huyết áp hay xơ vữa động mạch
  • Người có lối sống không lành mạnh, thức khuya, lười vận động, thường xuyên căng thẳng
  • Lạm dụng chất kích thích, thường xuyên uống bia rượu
  • Người dễ bị nhiễm lạnh, đi sớm về khuya, không mặc đủ ấm

Xem thêm Video:

Nhận biết và điều trị Liệt mặt ngoại biên

  • Thực hiện: Đài PTTH Thanh Hóa
  • Thời lượng: 4:44

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên  có điều trị được không?

Các trường hợp liệt nhẹ có thể hồi phục trong vòng 2 - 6 tuần hoặc nhanh hơn, các trường hợp nặng thời gian phục hồi chậm hơn, đôi khi để lại di chứng.

Hiện nay có nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị liệt dây thần kinh VII, bao gồm cả nội khoa và ngoại khoa. Căn cứ vào tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ chuyên môn sẽ tư vấn và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Điều trị nội khoa

Để đạt hiệu quả tối đa trong điều trị và phục hồi chức năng liệt dây thần kinh số VII cần phối hợp sử dụng các nhóm thuốc và kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc.

Dùng thuốc: các loại thuốc được sử dụng thuộc nhóm kháng viêm, giãn mạch và các vitamin nhóm B. Điều trị muộn có thể dẫn đến thoái hóa dây thần kinh làm khó phục hồi.

Các biện pháp không dùng thuốc

  • Các biện pháp y học cổ truyền: điện, châm cứu, bấm huyệt. Cần tránh kích thích quá mức có thể gây co cứng cơ mặt.
  • Biện pháp vật lý trị liệu: điện di nivalin, hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung dòng xung kích thích, xoa bóp.

Điều trị ngoại khoa

Nhiều trường hợp bác sĩ cần phải phẫu thuật để loại trừ nguyên nhân như mổ u não, áp – xe não, loại khối máu tụ hoặc mổ để giải phóng dây thần kinh bị chèn ép trong ống dây thần kinh ở xương đá như viêm tai xương chũm.

Xem thêm bài viết:

Khám và điều trị ở đâu tốt Hà Nội

Liệt dây thần kinh VII tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra một số ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh như: mất thẩm mỹ, giao tiếp khó khăn, mất tự tin, có thể cản trở công việc và gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh có thể điều trị được nếu có phương pháp phù hợp, do vậy người bệnh nên có kế hoạch điều trị càng sớm càng tốt. 

Điều trị tại chuyên khoa Nội thần kinh hoặc khoa Y học cổ truyền 

1. Khoa Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai

  • Vị trí: Tòa nhà T1, T2, T3 Khoa Thần Kinh - Bệnh viện Bạch Mai
  • Địa chỉ: Số 78, Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội
  • Điện thoại: 0243 869 3731

2. Khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo - Hai Bà Trưng - Hà Nội
  • Điện thoại: 0246 278 4146
  • Website: http://benhvien108.vn/

3. Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2

  • Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội

4. Bệnh viện Đa khoa Đông Đô 

  • Địa chỉ: Số 5 phố Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội 

5. Bộ môn - Khoa Y học cổ truyền (AM9) - Bệnh viện Quân y 103

  • Địa chỉ : Số 261 Phùng Hưng - Hà Đông - Hà Nội

6. Khoa Y học cổ truyền (A6) - Bệnh viện 19-8 Bộ Công an

  • Địa chỉ: Số 9 Trần Bình - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3768 2607
Bệnh viện 108
Bệnh viện Quân đội 108 khám chữa liệt dây thần kinh số VII - Ảnh: BookingCare 

Điều trị ngoại khoa liệt dây thần kinh VII ngoại biên 

1. Khoa Phẫu thuật Thần kinh I - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

  • Địa chỉ: 40 Tràng Thi - Hoàn Kiếm - Hà Nội
  • Điện thoại: 0243 825 3531 – 0243 825 3535

2. Khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai 

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội
  • Điện thoại: 0243 869 3731

Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về kiệt dây thần kinh VII (Liệt mặt ngoại biên) để bạn đọc cùng tham khảo.

Xem thêm bài viết:

 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://www.benhviennhi.org.vn/news/detail/1719/liet-day-than-kinh-vii-ngoai-bien-bells-palsy.html
2. https://www.dieutri.vn/phacdotaimuihong/4-6-2017/s8990/phac-do-dieu-tri-liet-day-than-kinh-vii-ngoai-bien-tai-mui-hong.htm
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/