- Xuất bản: 02/09/2020 - Cập nhật lần cuối: 31/12/2023
Các thuốc tân dược tuy có tác dụng hạ huyết áp nhanh, tránh được biến chứng kịp thời nhưng lại không có tác dụng chống xơ vữa mạch và bền vững thành mạch máu
Huyết áp và cao huyết áp
Huyết áp được quyết định bởi lượng máu mà tim bơm đi và sức cản dòng chảy của máu trong động mạch. Tim bơm máu càng nhiều và động mạch càng hẹp thì huyết áp sẽ càng cao, gây ra các triệu chứng và biến chứng của bệnh cao huyết áp.
Chỉ số huyết áp lớn hơn 140/>90 mmHg thì gọi là cao huyết áp.
Bệnh cao huyết áp thường tăng theo độ tuổi và hay gặp ở người già. Mà người già thì các hệ thống mạch máu bị não hóa dẫn đến xơ vữa, không còn khả năng đàn hồi vì vậy dễ gây ra những tai biến nghiêm trọng.
Trong bài viết này, chúng tôi xin được chia sẻ một số phương pháp để người bệnh có thể "sống chung" với bệnh cao huyết áp cũng như cải thiện được tình trạng sức khỏe của mình.
Tăng huyết áp là bệnh không thể khỏi hoàn toàn được, nhưng nếu phát hiện và điều trị đúng cách có thể giảm đáng kể nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Nhiều người bệnh bỏ việc thăm khám, kiểm tra thường xuyên, tự ý sử dụng những phương pháp chưa có cơ sở khoa học chứng minh để điều trị là sai lầm.
Việc sử dụng thuốc tùy thuộc vào thể trạng từng người, nên cần phải có sự chỉ định chặt chẽ của bác sĩ. Việc hạ huyết áp đến mức nào cũng phải do bác sĩ quyết định.
Thông thường thì nên dưới 140/90 mmHg, trong trường hợp đã có biến chứng tim mạch, đái tháo đường hoặc suy thận thì cần hạ thấp hơn nữa dưới 130/80 mmHg.
2. Tạo thói quen vận động
Vận động là yếu tố không thể thiếu trong điều trị cao huyết áp. Vận động thường xuyên giúp máu được lưu thông tốt hơn, tránh xuất hiện cục máu đông, hay xơ vữa thành mạch. Đồng thời cũng giúp người bệnh duy kiểm soát cân nặng, tránh nguy cơ béo phì.
Do đó, người bệnh nên tập thể dục, vận động làm ấm cơ thể trước khi ra bên ngoài. Vào mùa đông, nhiệt độ buổi sáng thường thấp, không nên dậy sớm quá, thời gian tập thể dục sẽ muộn hơn mùa hè.
3. Chế độ ăn uống phù hợp
Duy trì chế độ ăn nhạt
Duy trì chế độ ăn nhạt 5-6g muối/ngày với người trưởng thành. Càng ăn mặn thì khối lượng máu càng tăng, áp lực lên thành mạch máu cũng tăng.
Nếu mạch máu bị xơ cứng (xơ vữa), nhất là mạch máu ở não thì có thể bị vỡ, gây tai biến mạch máu não - một thảm họa đối với người cao huyết áp.
Không ăn nội tạng
Huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Một số loại chất béo trong máu có thể làm tăng huyết áp.
Theo đó một số thực phẩm chứa nhiều chất béo giàu cholesterol như các loại nội tạng, tim, gan, óc, thận sẽ làm tăng nguy cơ bệnh cho người tăng huyết áp.
Bổ sung nhiều rau, quả trong bữa ăn
Ăn nhiều rau xanh sẽ rất tốt cho người cao huyết áp, người mắc bệnh cao huyết áp có thể sử dụng những thực phẩm dưới đây trong bữa ăn của mình.
Cần tây: dùng loại càng tươi càng tốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt). Thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml. Nghiên cứu cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp.
Cải cúc: là loại rau thông dụng, có hương thơm đặc biệt, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và hạ huyết áp. Bạn nên dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Đặc biệt, cải cúc thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu.
Rau muống: chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu.
Cà chua: có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và hạ huyết áp. Nó là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.
Cà tím: là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.
Cà rốt: có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.
Hành tây (hành tây tím càng tốt): trong thành phần không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối natri trong cơ thể nên làm giảm huyết áp. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não
Mộc nhĩ: mộc nhĩ đen hay mộc nhĩ trắng đều là những thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày, bạn có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc mộc nhĩ đen 6g, đem nấu nhừ rồi chế thêm 10g đường phèn ăn trong ngày. Khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt thì đây là loại thức ăn lý tưởng.
Tỏi: có công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm giấm, hay uống 5ml giấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường.
Đậu Hà Lan và đậu xanh: là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày bạn nên dùng một nắm giá đậu Hà Lan, rửa sạch rồi ép lấy nước uống hoặc dùng làm rau ăn thường xuyên. Kinh nghiệm dân gian thường dùng đậu xanh hầm với hải đới hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm, tán bột ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g.
Đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa
Đại đa số các bệnh nhân bị tăng huyết áp thường không có các dấu hiệu nào cảnh báo trước, không phải trường hợp nào cũng có đau đầu, đỏ mặt,... Tăng huyết áp là bệnh nếu không được điều trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
Các biến chứng tim mạch: nhồi máu cơ tim, suy tim,...
Tai biến mạch máu não, xuất huyết não, nhũn não...
Các bệnh về thận như suy thận
Nặng có thể dẫn đến mù lòa...
Do vậy việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những người có nguy cơ cao là hết sức cần thiết và quan trọng.
Việc thay đổi lối sống của người bệnh đóng vai trò rất quan trọng, bên cạnh đó, phải dùng thuốc đều đặn và liên tục theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự chẩn đoán và tự quyết định phương pháp điều trị.