Lưu ngay cách trị cảm lạnh tại nhà hiệu quả
Lưu ngay cách trị cảm lạnh tại nhà hiệu quả
Đa số các trường hợp cảm lạnh có thể tự điều trị tại nhà
Đa số các trường hợp cảm lạnh có thể tự điều trị tại nhà - Ảnh: BookingCare

Lưu ngay cách trị cảm lạnh tại nhà hiệu quả

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 31/01/2024 | Cập nhật lần cuối: 05/02/2024
Thời tiết giao mùa, đặc biệt những ngày đông xuân, nhiệt độ lạnh và mưa là thời điểm chúng ta dễ bị cảm lạnh. Lưu ngay các cách trị cảm lạnh tại nhà hiệu quả dưới đây.

Người lớn có thể bị cảm lạnh 2-3 lần trong năm, trẻ em có thể gặp nhiều hơn. Cảm lạnh là bệnh nhiễm virus hô hấp cấp gây ra bởi các loại virus. Đa số trường hợp bệnh nhẹ và có thể tự khỏi mà không cần đến bệnh viện. Cùng BookingCare chia sẻ các cách trị cảm lạnh tại nhà hiệu quả, giúp mau khỏi bệnh trong bài viết dưới đây.

Cách trị cảm lạnh tại nhà

Cảm lạnh tuy là bệnh nhiễm virus đường hô hấp trên thông thường, nhưng lại gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như ho, hắt hơi, chảy mũi, mệt mỏi, đau đầu…  Việc điều trị tại nhà hiệu quả giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu do cảm lạnh gây ra và mau khỏi bệnh. Tham khảo một số cách sau:

  • Nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, stress, ngủ đủ giấc.
  • Giữ ấm cơ thể đặc biệt là cổ họng, tay, chân.
  • Vệ sinh mũi: có thể dùng một số loại rửa mũi giúp vệ sinh mũi, làm thông thoáng mũi, giảm cảm giác tắc nghẹt mũi. Đơn giản nhất là sử dụng nước muối sinh lý, sau đó xì nhẹ nhàng để đẩy các dịch tiết ra ngoài. Cần đảm bảo vệ sinh, tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.
  • Súc họng: thường xuyên súc họng với nước muối ấm hoặc dung dịch súc họng có tính sát khuẩn nhẹ giúp giảm cảm giác đau rát họng.
  • Rửa tay thường xuyên, tắm rửa với nước nóng, tránh tắm muộn vì có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh.
  • Các thuốc hỗ trợ: dùng hạ sốt giảm đau thông thường như Panadol trong trường hợp sốt và đau đầu, Tiffy cũng có thể dùng để giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Một số loại siro thảo dược cũng rất hiệu quả trong trường hợp này như Prospan hay các loại viên ngậm thảo dược.
  • Một số loại thực phẩm dân gian cũng giúp ích cho người bị cảm lạnh: ăn tỏi, thêm tỏi vào các món ăn, cam, ngâm quất mật ong để ngậm, siro húng quế chanh mật ong,...
  • Uống nhiều nước: có thể thêm vào lát gừng, mật ong vào cốc nước ấm, uống hằng ngày.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường ăn cháo, hoặc súp nóng, giúp giải cảm 
  • Bổ sung thêm kẽm 
  • Xông tinh dầu: đây là biện pháp giúp cơ thể thoải mái và thư giãn.
  • Phòng ngủ thông thoáng và duy trì độ ẩm trong phòng, có thể xông tinh dầu thiên nhiên để tạo độ ẩm cho phòng.
  • Hạn chế ra ngoài, tụ tập nơi đông đúc, đeo khẩu trang nếu cần thiết ra khỏi nhà.

Khi nào cảm lạnh cần đến gặp bác sĩ?

Đa số các trường hợp cảm lạnh hết sau 7-10 ngày với các điều trị thông thường tại nhà, một số ít trường hợp cần đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu dưới đây:

  • Với người lớn:
    • Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc không thuyên giảm.
    • Sốt cao hơn 38,5 độ C kéo dài hơn ba ngày, không đáp ứng các thuốc giảm đau thông thường.
    • Sốt quay trở lại sau một thời gian đã hết sốt.
    • Hụt hơi.
    • Khò khè.
    • Đau họng dữ dội, nhức đầu hoặc đau xoang.
    • Tức nặng ngực.
  • Với trẻ nhỏ:
    • Sốt từ 38 độ C trở lên ở trẻ sơ sinh đến 12 tuần.
    • Sốt tăng hoặc sốt kéo dài hơn hai ngày ở trẻ ở mọi lứa tuổi, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường.
    • Các triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như nhức đầu, đau họng hoặc ho.
    • Khó thở hoặc thở khò khè.
    • Đau tai.
    • Quấy khóc hoặc buồn ngủ không điển hình.
    • Không có hứng thú ăn uống, bỏ ăn, bỏ bú.

Bệnh cảm lạnh thông thường sẽ khỏi sau 10 ngày. Khi có biện pháp điều trị đúng, bệnh sẽ khỏi nhanh hơn, ít gây ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày và hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Lưu ngay các biện pháp điều trị cảm lạnh tại nhà để áp dụng khi cần thiết.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết