Lưu ý khi đi khám Tim mạch tại TP.HCM? Chuẩn bị gì khi đi khám

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 25/02/2021, Cập nhật lần cuối: 04/04/2023

Trong cuộc sống, rất nhiều người từng gặp các dấu hiệu như khó thở, tức ngực, choáng... nhưng họ lại coi thường nghĩ là không sao. Để đến khi bệnh trở nặng mới biết mình đã mắc bệnh về Tim mạch, khiến việc điều trị khó khăn hơn.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Khi nào cần đi khám Tim mạch? Cần lưu ý gì
Khi nào cần đi khám Tim mạch? Cần lưu ý gì - Ảnh: Opmed

Thực tế nhiều người không biết tình trạng của mình đã cần thiết để đi khám Tim mạch hay chưa. Hay những biểu hiện nào là nguy hiểm, cần thăm khám ngay. 

Khi nào cần đi khám Tim mạch?

Bài viết sau đây, BookingCare sẽ giải đáp những thắc mắc về quá trình đi khám chuyên khoa Tim mạch, hy vọng có thể mang đến thông tin hữu ích cho bạn đọc. 6 dấu hiệu thường gặp, cảnh báo bạn đang mắc bệnh tim mạch gồm:

1. Đau tức ngực, đau thắt (đau vùng tim)

Đau ngực là một dấu hiệu thường gặp ở bệnh Tim mạch nhưng cũng có thể gặp ở nhiều bệnh khác không thuộc Tim mạch. Ngoài đau ngực do viêm cơ tim thì nguyên nhân đau ngực chủ yếu là do giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu tới cơ tim (hay gặp do hẹp mạch vành).

Trên lâm sàng, biểu hiện cơn đau thắt ngực, có khi đau nhẹ và xảy ra bất chợt cho nên có thể khó nhận biết và bị coi thường, bỏ qua, hoặc có được nhận biết thì cũng ít được quan tâm, trong khi đau thắt ngực có thể chuyển biến thành nguy hiểm. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau ngực thì nên tới bác sĩ chuyên khoa Tim mạch khám ngay để sớm phát hiện bệnh.

2. Hồi hộp, đánh trống ngực

Tim đập mạnh (hay đánh trống ngực) là cảm giác tim đập mạnh hoặc cảm giác tim đập dồn dập trong lồng ngực, có thể chỉ do bạn đang lo lắng vấn đề gì đó hoặc do vừa vận động thể lực căng thẳng, kéo dài như chạy, bơi... nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của cơn đau tim, tăng huyết áp hay loạn nhịp tim... 

3. Khó thở (cảm giác thiếu hơi)

Biểu hiện bằng khó thở đột ngột, khó thở khi nằm, nằm không thở được phải ngồi dậy để thở, khó thở về đêm, khó thở khi gắng sức...

Nhưng đôi khi khó thở là do chứng nghẽn mạch phổi do cục đông máu làm nghẽn mạch máu trong phổi hoặc đang lên cơn đau tim, trụy tim. Bệnh này rất nguy hiểm đến tính mạng, nó khiến người bệnh phải thở gấp do thiếu không khí hoặc cảm thấy rất khó chịu. Tốt nhất là đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay.

4. Chóng mặt vào buổi sáng ngủ dậy hoặc có ngất​

Hay chóng mặt vào buổi sáng, thường gặp là tụt huyết áp tư thế đứng (hay huyết áp thế đứng),nguyên nhân gây ra có thể do bệnh đái tháo đường, bệnh Parkinson, trụy tim mạch, hay phản ứng phụ của thuốc điều trị bệnh đang dùng kể cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp. Hoặc có thể là chứng chóng mặt tư thế do rối loạn tiền đình ốc tai.

Ngoài ra, những người hay bị ngất cũng có thể là ng​uyên nhân gây bệnh tim mạch. Do vậy, cần đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị sớm.

5. Phù chân (mắt cá chân)

Đặc điểm của phù do tim là phù tím. Phù chân (đặc biệt nhận thấy rõ ở mắt cá chân). Nếu phù của suy tim phải thì thường kèm theo các dấu hiệu ứ đọng tuần hoàn khác như tĩnh mạch cổ nổi, tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm.

Cần phân biệt với phù chân của suy tĩnh mạch sâu chi dưới hoặc suy bạch mạch chân: mức bệnh 2 chân chênh nhau, sáng ngủ dậy phù biến mất và có thể đã kèm khập khiễng cách hồi.

6. Da, niêm mạc tím

Bình thường cơ thể khỏe mạnh, máu lưu thông tốt, da có màu hồng sờ ấm, còn nếu thiếu ôxy da sẽ trở nên xanh tím, lúc đầu thì màu sắc da và niêm mạc sẽ xanh tím ở môi, móng tay, móng chân, sau khi làm việc nặng có thể xuất hiện toàn thân xanh tím... rất có thể bạn đang mắc một bệnh tim mạch nào đó, cần phải đi khám xác định bệnh.

Khám Tim mạch là khám những gì?

Về cơ bản, quy trình khám Tim mạch cũng giống như khám các chuyên khoa khác, cũng bao gồm các bước: 1 - Khám lâm sàng, 2 - Xét nghiệm chụp chiếu, 3 - Đọc kết quả và kết luận bệnh, 4 - Tư vấn phương án điều trị. 

Với chuyên khoa Tim mạch, người bệnh thường sẽ được yêu cầu làm một hoặc một số những xét nghiệm, chụp chiếu sau đây: 

  • Chụp X-Quang tim phổi
  • Điện tâm đồ
  • Siêu âm tim
  • Siêu âm mạch cảnh
  • Đo ECG
  • Đo hotler ECG 24h, Đo holter HA 24h
  • Xét nghiệm máu (huyết học, sinh hóa, đông máu…)

Trên đây là các xét nghiệm cơ bản, đối với từng người bệnh có thể có xét nghiệm hoặc chụp chiếu khác theo tình trạng thực tế. Người bệnh nên đến các địa chỉ khám Tim mạch uy tín để được xét nghiệm, chụp chiếu chính xác và đảm bảo.

Thông thường, người bệnh sẽ thực hiện tuần tự 2 bước trên, nhưng đối với một số bác sĩ - cơ sở y tế, đông bệnh nhân chờ khám - người bệnh sẽ thực hiện bộ 3 xét nghiệm, thăm dò chức năng trước khi khám với bác sĩ ở bước 1 (xét nghiệm máu, siêu âm tim, điện tâm đồ) để giảm thời gian chờ đợi cho bệnh nhân.

Siêu âm tim thường được chỉ định trong thăm khám Tim mạch
Siêu âm tim thường được chỉ định trong thăm khám Tim mạch - Ảnh: Vinmec

Khám Tim mạch ở đâu tốt tại TP.HCM?

Tai TP.HCM có nhiều bệnh viện, phòng khám chuyên khoa Tim mạch. Khi cần đi khám người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn một trong số những địa chỉ BookingCare gợi ý sau đây:

1. Viện Tim mạch TP.HCM 

  • Địa chỉ: Số 88 Thành thái, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
  • Khám từ Thứ 2 - hết sáng Thứ 7

Người bệnh đến trực tiếp Khu khám bệnh để xếp hàng lấy số và làm thủ tục khám. Viện Tim chưa có hình thức Đặt lịch khám trước, nên sẽ mất nhiều thời gian chờ đợi. 

Viện Tim mạch TP.HCM có thế mạnh cả về Nội Tim mạch, Can thiệp Tim mạch, Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh Tim bẩm sinh. Viện Tim TP.HCM là nơi đã và đang làm việc của nhiều bác sĩ, chuyên gia Tim mạch đầu ngành hiện nay. 

2. Bệnh viện Tim Tâm Đức 

  • Địa chỉ: Số 4 Nguyễn Lương Bằng, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
  • Khám từ Thứ 2 - Thứ 6

Bệnh viện Tim Tâm Đức là bệnh viện chuyên khoa sâu về Tim mạch, được bệnh nhân tin tưởng, đánh giá cao. Bệnh viện phân chia thành nhiều khoa để hỗ trợ thăm khám tốt nhất cho người bệnh:

  • Khoa Điện sinh lý và loạn nhịp tim
  • Khoa Thông tim can thiệp
  • Khoa Bệnh lý mạch máu
  • Khoa Nội tim mạch tổng quát
  • Khoa tim mạch chuyển hóa
  • Khoa phục hồi chức năng tim mạch
  • Khoa Tim bẩm sinh...

Bệnh viện Tâm Đức chưa có hình thức đặt lịch khám trước, người bệnh đến trực tiếp Khu khám bệnh để đăng ký và làm thủ tục khám. 

3. Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Chợ Rẫy

  • Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM
  • Khám từ Thứ 2 - Thứ 6 

Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Chợ Rẫy được thành lập từ năm 2015. Trung tâm gồm 3 khoa thuộc chuyên ngành Tim mạch với đội ngũ bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên ngành tại bệnh viện, gồm: Khoa Hồi sức Phẫu thuật tim, khoa Nội Tim mạch và khoa Tim mạch can thiệp.

Khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện Chợ Rẫy là cơ sở hoạt động Tim mạch can thiệp đầu tiên tại TP.HCM và số lượng bệnh của khoa luôn chiếm tỷ lệ cao nhất tại TP.HCM. 

Lượng bệnh nhân khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy rất nhiều. Đổi lại, người bệnh có thể Đặt lịch trước qua tổng đài 1080 hoặc đăng ký online trên website, nên giúp bệnh nhân chủ động được thời gian và kế hoạch đi khám. 

Bệnh viện Chợ Rẫy - Có thế mạnh điều trị bệnh Tim mạch
Bệnh viện Chợ Rẫy - Có thế mạnh điều trị bệnh Tim mạch - Ảnh: BookingCare

4. Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1

  • Địa chỉ: Số 20 - 22 Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10, TP.HCM 
  • Khám từ Thứ 2 - hết sáng Thứ 7 

Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1 là phòng khám đa khoa, chuyên về Nội khoa, trực thuộc Bệnh viện Đại học Y dược 1 (nhưng nằm ở địa chỉ khác nhau). 

Phòng khám được trang bị đầy đủ các thiết bị thăm khám Tim mạch như: Xquang tim phổi, xét nghiệm máu, siêu âm Tim, cộng hưởng từ MRI tim mạch...

Bên cạnh đó, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1 có đội ngũ bác sĩ Tim mạch giỏi trực tiếp thăm khám cho người bệnh, điển hình có BSCK II Nguyễn Thanh Hiền:

  • Nguyên Trưởng Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Nhân Dân 115
  • 35 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh lý Tim mạch
  • Giảng viên thỉnh giảng Học viện Quân Y

Bệnh nhân khám Tim mạch tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1 cần đặt lịch trước để được sắp xếp số khám và hỗ trợ tốt nhất.  

Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1
Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1 - Có thế mạnh khám và điều trị Tim mạch

Trên đây là những lưu ý quan trọng khi đi khám Tim mạch tại TP.HCM, người bệnh có thể tham khảo thêm để quá trình khám chữa bệnh diễn ra hiệu quả nhất. 

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám Tim mạch giỏi tại TP.HCM. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Bác sĩ khám tư vấn bệnh tim mạch từ xa thông qua cuộc gọi có hình Video, bệnh nhân ở tại nhà gặp bác sĩ từ xa nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
http://vientimmach.vn/vi/tin-tuc/dau-hieu-can-di-kham-tim-mach.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/