Lưu ý trong chăm sóc người bệnh cường giáp
Lưu ý trong chăm sóc người bệnh cường giáp
Chăm sóc người bệnh cường giáp
Những lưu ý trong chăm sóc người bệnh cường giáp - Ảnh: BookingCare

Lưu ý trong chăm sóc người bệnh cường giáp

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 19/02/2024 | Cập nhật lần cuối: 21/04/2024
Với người bệnh mắc cường giáp, việc kết hợp giữa điều trị thuốc và kế hoạch chăm sóc đúng, hợp lý góp phần giảm tình trạng bệnh tiến triển và hỗ trợ điều trị

Chăm sóc người bệnh cường giáp là một phần quan trọng trong quá trình quản lý và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc hiểu rõ về cách chăm sóc người bệnh cường giáp không chỉ giúp kiểm soát triệu chứng mà còn hỗ trợ điều trị bệnh.

Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh cường giáp

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ của bác sĩ, người bệnh có thể kết hợp với chế độ ăn và lối sống sinh hoạt phù hợp để ngăn ngừa các biến chứng, hỗ trợ cải thiện bệnh cường giáp.

Dinh dưỡng hợp lý

Các thực phẩm nên sử dụng giúp làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh cường giáp

  • Các loại thực phẩm giàu chất oxy hóa luôn là lựa chọn được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Các thực phẩm giàu oxy hóa có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như trái cây, đặc biệt các loại quả mọng như việt quất, dâu tây… và các loại rau xanh như cải xoăn, súp lơ…
  • Sử dụng những loại thực phẩm có thành phần làm giảm việc sản xuất hormone tuyến giáp như rau họ cải: súp lơ, bắp cải,...
  • Những loại thực phẩm giàu vitamin D, omega 3, kẽm như cá, óc chó, hạnh nhân,... cung cấp acid béo tốt và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng loãng xương ở bệnh nhân cường giáp.
  • Ăn đầy đủ 4 nhóm chất như chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất; cân bằng tỷ lệ đạm động vật và thực vật phù hợp sẽ giúp ích cho sức khỏe người bệnh cường giáp.

Những thực phẩm hạn chế dùng khi mắc cường giáp

  • Thực phẩm giàu iod: iod làm tăng hoạt động của tuyến giáp dẫn đến tăng tình trạng cường giáp như: muối iod, rong biển, tảo, một số loại hải sản,..
  • Cà phê: sử dụng cà phê làm người bệnh cường giáp càng tỏa nhiệt nhiều hơn, gây nóng nảy, khó chịu - caffeine là một trong những chất kích thích có khả năng kích thích tăng hoạt động tuyến giáp.
  • Đồ uống chứa cồn: người bị cường giáp sử dụng thường xuyên các thực phẩm chứa cồn sẽ làm tăng nguy cơ biểu hiện các triệu chứng về tâm - thần kinh. .
  • Thực phẩm có thể kích ứng dạ dày như thực phẩm chua cay, thực phẩm chứa cay, tỏi, hành tây, có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm và tăng cảm giác rối loạn tiêu hóa.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường cao có thể ảnh hưởng đến cân nặng và tình trạng sức khỏe tổng thể.

 Luyện tập thể dục thường xuyên

  • Việc tập luyện thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh cũng như tăng cường hệ miễn dịch chủ động của cơ thể. 
  • Khi hệ miễn dịch hoạt động tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh do kháng thể nhận diện và tiêu diệt nhầm tế bào tuyến giáp cũng được hạn chế.

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Theo thống kê chung nguyên nhân mắc cường giáp do di truyền chiếm tới trên 70% vậy nên người bệnh mắc cường giáp nên khuyên người nhà (có quan hệ huyết thống) trong gia đình mình đi tầm soát, thăm khám sức khỏe định kỳ.

  • Tầm soát các bệnh lý tuyến giáp nên được thực hiện hàng năm đặc biệt ở đối tượng là nữ giới trên 20 tuổi. 
  • Khi phát hiện những triệu chứng cường giáp như mắt lồi, cổ to, đau họng, thân nhiệt cao, suy giảm thị lực…, thì cần sớm đi khám tại chuyên khoa nội tiết của các trung tâm y tế, bệnh viện lớn trên cả nước.

Trong quá trình điều trị bệnh, áp dụng chế độ dinh dưỡng và lối sống hợp lý đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng và hạn chế những biến chứng. Quá trình chăm sóc cần dựa trên sự hiểu biết và sự đồng hành, giúp người bệnh cảm thấy được quan tâm và hỗ trợ đầy đủ.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết