Mắc rối loạn tâm thần (ví dụ trầm cảm) có nên kết hôn không?

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 04/12/2020 - Cập nhật lần cuối: 20/12/2024

Tùy tình trạng cụ thể sẽ có câu trả lời "Nên" hoặc "Không nên" kết hôn. Điều quan trọng là bạn và người bạn đời của mình đã chuẩn bị sẵn sàng kiến thức và tâm lý cho hành trình sắp tới hay chưa.

Bị rối loạn Tâm thần có nên kết hôn không?
Bị rối loạn Tâm thần có nên kết hôn không?

Theo TS.BS Trần Thị Hồng Thu - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, luật hôn nhân và gia đình không cấm những người mắc rối loạn tâm thần thể nhẹ kết hôn, lập gia đình. Song thực tế cho thấy, nhiều cuộc hôn nhân của người có liên quan đến bệnh tâm thần đã gây ra nhiều phiền toái, những hậu quả đáng tiếc.

Điều này có thể do họ chưa chưa chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý, hoặc chưa đủ kiến thức, kinh nghiệm sống chung với bệnh tâm thần, thiếu sự đồng cảm và thấu hiểu từ bạn đời...

BookingCare đã trao đổi với TS.BS Trần Thị Hồng Thu để cung cấp bài viết sau đây, hy vọng có thể mang đến góc nhìn, những lời khuyên hữu ích đối với những ai đang mắc rối loạn tâm thần.

THÔNG TIN TS.BS TRẦN THỊ HỒNG THU

  • Bác sĩ Chuyên khoa Tâm thần
  • Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (từ 2016 - nay)
  • Nguyên Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (2012 - 2016)
  • Nguyên là bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội (1993 - 1999)

Các bệnh rối loạn tâm thần thường gặp

Thực tế các rối loạn tâm thần rất dễ gặp. Đôi khi chính bản thân người mắc bệnh không thể nhận ra. Đáng buồn, ngày nay vẫn có những người hiểu sai rằng bệnh tâm thần chỉ là tình trạng "điên, khùng, kích động", cho đó là sự trừng phạt của thần thánh.

Chính vì vậy, khi được chuyển gửi khám chuyên khoa sức khỏe tâm thần thì người bệnh bỗng hoang mang, không chấp nhận sự thật, dẫn tới điều trị sai hoặc không được điều trị. Các rối loạn tâm thần là một phạm vi lớn các tình trạng rất thường gặp như:

Theo pháp luật quy định

Nếu người nào bị mất năng lực hành vi dân sự thì thuộc đối tượng không được phép kết hôn. Tuy nhiên, để xác định một người bị tâm thần có bị mất năng lực hành vi dân sự không thì phải có căn cứ là quyết định của Tòa án.

Do đó, nếu một người có bị mắc bệnh tâm thần nhưng chưa được giám định tâm thần, chưa có quyết định công nhận mất năng lực hành vi dân sự thì vẫn đủ điều kiện để đăng ký kết hôn.

Mắc rối loạn tâm thần có nên kết hôn không?

Theo TS.BS Trần Thị Hồng Thu, tùy theo tình trạng bệnh lý của từng người, cũng như quá trình điều trị như thế nào, bạn có thực sự mong muốn xây dựng gia đình hay không mà sẽ có những lời khuyên khác nhau. Quan trọng là bạn và bạn đời của mình đã chuẩn bị kiến thức và tâm lý sẵn sàng cho hành trình sắp tới hay chưa. 

"Với những bệnh tâm thần nhẹ, người bệnh đã và đang kiểm soát tốt triệu chứng bệnh, hoặc đã nghiêm túc điều trị từ khi phát hiện... thì bạn không cần lo lắng nhiều về việc có nên lập gia đình hay không". Nếu bạn thực sự muốn điều trị bệnh, cộng với sự thấu hiểu và hỗ trợ từ bạn đời, thì cuộc sống hôn nhân sẽ không có gì là bất khả thi. Tuy nhiên, vẫn cần có sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa Tâm thần hoặc chuyên gia Tâm lý. 

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng vẫn đang tồn tại, triệu chứng thường xuyên xuất hiện làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bạn, thì bạn nên suy nghĩ kỹ về kết hôn. Những thay đổi sau hôn nhân, con cái có thể làm tăng nặng các triệu chứng, ảnh hưởng đến chính người bệnh, vợ/chồng bạn, thậm chí cả con bạn (các triệu chứng có thể nặng thêm nhất là ở phụ nữ sau sinh).

TS.BS Trần Thị Hồng Thu - Bệnh tâm thần có nên kết hôn không?
TS.BS Trần Thị Hồng Thu - Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần hơn 20 năm kinh nghiệm

Theo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Tâm thần

Hiện nay, cả nước có khoảng 5 – 7% dân số mắc bệnh về tâm thần. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh – Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương, biểu hiện của bệnh nhân tâm thần khá phức tạp, người bệnh thường có những suy nghĩ hoang tưởng, hành vi bộc phát rất khó đoán trước.

Do đó, người bệnh tâm thần khó đảm bảo một cuộc sống gia đình yên ổn và sự an toàn cho người thân trong gia đình. Gia đình người bệnh tâm thần cần có những kỹ năng chung sống cần thiết và vấn đề quan trọng ở đây là: Người mắc bệnh tâm thần kết hôn hay không đều cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Cũng theo ý kiến từ nhiều bác sĩ chuyên khoa tâm thần khác: Trường hợp mắc bệnh nhẹ (như trầm cảm) người bệnh có thể kết hôn nếu tìm được người yêu thương và thấu hiểu. Đây cũng có thể coi là một phương án hỗ trợ điều trị bệnh.

Nhưng nếu bệnh nhân mắc bệnh kéo dài, ngày càng có xu hướng nặng lên thì không nên kết hôn để tránh những bi kịch xảy ra cho gia đình. Trong bất cứ tình huống nào, người mắc bệnh tâm thần cũng hạn chế sinh con để giảm bớt ảnh hưởng đến sức khoẻ cho những thế hệ về sau.

Nếu bạn đã và đang kiểm soát tốt triệu chứng thì có thể nghĩ về việc lập gia đình
Nếu bạn đã và đang kiểm soát tốt triệu chứng thì có thể nghĩ về việc lập gia đình - Ảnh: Feldesman Tucker

Chuẩn bị gì trước khi kết hôn?

Bác sĩ Hồng Thu cũng khuyên rằng, "trước khi tiến hành một cuộc hôn nhân luôn cần có sự tìm hiểu, suy xét cẩn thận".

Và đặc biệt trước khi đi đến kết hôn với một người có mắc bệnh tâm thần thì càng cần sự suy tính cũng như tìm kiếm những giải pháp tốt nhất cho cuộc hôn nhân của cuộc đời mình, để không ai phải gánh chịu những kết cuộc buồn, những nỗi đau không thể hàn gắn được…

Người duy nhất có đủ chuyên môn và kinh nghiệm để tư vấn về vấn đề này là bác sĩ chuyên khoa Tâm thần hoặc chuyên gia Tâm lý. Để có sự chuẩn bị kỹ trước khi kết hôn, bạn nên thăm khám với bác sĩ có chuyên môn. Hoặc để thuận tiện hơn thì có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video

Ví dụ cụ thể trong cuộc sống

(Theo bài đăng trên báo Tuổi trẻ)

Dù biết rõ anh B mắc bệnh tâm thần từ lâu nhưng do gia đình ép buộc nên chị T vẫn quyết định về làm vợ anh B. Ban đầu, chị chỉ nghĩ đơn giản: Trước kia gia đình anh B sống với anh không việc gì thì chị về làm vợ, sống chung một mái nhà với anh chắc cũng không sao. Vả lại, thấy những biểu hiện của anh B cũng có vẻ “hiền” nên chị chẳng có chút đề phòng gì.

Cũng như bao bệnh nhân tâm thần khác, anh B không chịu uống thuốc nên bệnh ngày một nặng hơn. Trước đây đã từng đi khám và uống thuốc, nhưng chỉ được 1 tháng, anh bỏ điều trị, dù bác sĩ chuyên khoa Tâm thần đã khuyến cáo việc dừng thuốc giữa chừng có thể khiến bệnh nặng thêm. 

Dần dần, anh mắc chứng hoang tưởng, luôn cho rằng có ai đó luôn giết mình. Sóng gió, bất hạnh ập đến với chị T khi chồng chị ngày một nặng bệnh hơn với những biểu hiện những cơn kích động rất hung dữ. 

Khi chị mang thai, một đêm, đang nằm ngủ thì bị chồng cầm thanh gỗ phang tới tấp vào người. Chính quyền địa phương can thiệp bằng cách đưa anh vào bệnh viện tâm thần của tỉnh. 

Mỗi chúng ta cần hiểu rằng, dù nhiều khi ta cố suy nghĩ tích cực về việc kết hôn khi mắc rối loạn tâm thần, nhưng hãy thật cẩn trọng. Bạn hoàn toàn có thể lập gia đình với người mình yêu thương, đi đôi với đó bạn cần ý thức được tình trạng của mình và có phương pháp điều trị, kiểm soát triệu chứng. 

Nội dung bài viết trên đây được tham khảo ý kiến chuyên môn của Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương.

 
Miễn trừ trách nhiệm

Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Tài liệu tham khảo
1. https://luatvietnam.vn/dan-su/nguoi-tam-than-co-duoc-phep-ket-hon-568-19453-article.html
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Đang tải ...

Trợ lý AI

© 2025 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/