Mách bạn cách xử lý hiệu quả tình trạng chuột rút khi mang thai
Mách bạn cách xử lý hiệu quả tình trạng chuột rút khi mang thai
Mách bạn cách xử lý hiệu quả tình trạng chuột rút khi mang thai - Ảnh: BookingCare

Mách bạn cách xử lý hiệu quả tình trạng chuột rút khi mang thai

Tác giả: - Xuất bản: 01/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 13/11/2023
Khi mang thai tình trạng chuột rút xuất hiện thường xuyên và bạn cần phải biết cách xử trí kịp thời để giảm thiểu sự khó chịu này. Dưới đây là mẹo nhỏ được các mẹ bầu truyền tai nhau để vượt qua các cơn đau do chuột rút thai kỳ.

Chuột rút có thể làm bạn khó chịu từ quý hai của thai kỳ và kèm theo đó là sự xuất hiện thường xuyên hơn các triệu chứng đau nhức khi thai lớn dần.

Tình trạng thường xảy ra vào ban ngày và nặng hơn vào ban đêm. Điều này có thể tác động đến giấc ngủ của thai phụ, tuy nhiên không mang lại tác hại nhiều đối với mẹ và sẽ tự động khỏi khi chấm dứt thai kỳ.

Cách xử lý tình trạng chuột rút khi mang thai

Mang thai mẹ bầu hay gặp chuột rút ở chân, bàn chân, đùi, bụng, mông đặc biệt là bắp chân. Tùy thuộc vào các vùng bị ảnh hưởng mà bạn có thể thực hiện các cách hạn chế cơn đau như sau:

1. Chuột rút vùng chân, bắp chân, bàn chân

Nếu tự làm một mình:

  • Cố gắng duỗi thẳng chân nhẹ nhàng co các ngón chân về phía mũi. Lúc đầu có thể hơi đau nhưng nó sẽ làm dịu cơn co thắt và giúp cơn đau biến mất. Đừng uốn cong các ngón chân của bạn xuống phía dưới, vì điều này sẽ khiến tình trạng chuột rút của bạn trở nên tồi tệ hơn.
  • Cố gắng nâng cao chân lên, kê lên chiếc gối gần nhất nếu bạn đang nằm trên giường. Nếu có thể nữa hãy lắc lắc bắp thịt chỗ bị chuột rút sẽ thấy đỡ đau hơn.
  • Nếu cách này không hiệu quả, hãy thử ra khỏi giường và đi lại với lực đè lên gót chân của bạn trong vài phút. Hiệu quả hơn với việc bạn đi chân trần trên nền nhà.

Tuy nhiên việc này là rất khó khi bạn thực hiện một mình trong tình trạng bị đau và bụng bầu thì lớn.

Hãy nhờ chồng giúp đỡ như sau:

  • Xoa bóp chân: Mẹ bầu hãy nằm trên giường, hoặc ngồi duỗi thẳng chân, dựng gót chân của bạn lên trước. Nói chồng thực hiện nhẹ nhàng uốn cong cổ chân và các ngón chân lên về phía mặt bạn. Ban đầu có thể đau nhưng dần dần sẽ hết đau. Tiếp tục massage chân, xoa bóp cơ cho đến khi hết đau.
  • Chườm nóng: Hãy nhờ chồng hỗ trợ lấy chai nước nóng hay túi chườm nóng đặt vào vị trí bị chuột rút. Trong trường hợp chưa thể chuẩn bị ngay các thứ trên bạn có thể chà sát 2 lòng bàn tay vào nhau cho nóng lên và xoa bóp vùng cơ bị chuột rút. Việc này giúp thư giãn các mạch mạch, dây thần kinh và khối cơ. Giúp làm dịu cơn đau tức thì.

2. Chuột rút ở vùng bụng, mông

Khác với ở chân, chuột rút vùng bụng mông này thường mẹ bầu nằm bất động, không thể cử động được bạn cần đến sự trợ giúp của người khác. Muốn hết đau nhanh chóng, cần thực hiện một vài thao tác bao gồm 

  • Dừng vận động và cố gắng thư giãn vùng cơ bụng đang bị co rút. 
  • Hãy nhờ chồng chườm ấm ngay tại chỗ đau. Làm ấm là cách hiệu quả để loại bỏ sự căng cơ và đau. Sử dụng một miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng áp vào chỗ bị chuột rút.

Chuột rút lại thường xuất hiện vào ban đêm, hãy ghi nhớ lại cách xử trí trên để thực hiện khi chuột rút xuất hiện nhé. Đừng để chuột rút làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Nếu bạn bị chuột rút nặng, bắp chân của bạn có thể bị mềm vào sáng hôm sau. Nếu cơn đau kéo dài trong vài giờ, chườm nóng có thể hữu ích, đặc biệt là trước khi tập thể dục. Cơn đau sẽ giảm dần theo thời gian, giống như cơn đau cơ do tập luyện nặng.

Ai cũng có nguy cơ bị chuột rút đặc biệt là khi mang thai. Vậy nên, bạn hãy ghi nhớ những cách xử lý tình trạng chuột rút để nhanh chóng xử lý khi gặp phải. 

Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết