Mang thai là thời kỳ cơ thể người mẹ dễ chịu những ảnh hưởng từ bên ngoài và có những thay đổi sức khoẻ nhất định. Trong đó, việc bị chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối khiến nhiều chị em không khỏi khó chịu, bồn chồn.
Chuột rút không chỉ khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi mà còn ảnh hưởng tới tâm lý, tới sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, các mẹ bầu cần nắm được nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp điều trị và phòng ngừa chuột rút khi mang thai.
Chưa có bằng chứng cụ thể để giải thích rõ lý do vì sao bà bầu bị chuột rút ở chân nhiều hơn khi mang thai. Các bác sĩ giải thích, nguyên nhân chuột rút khi mang thai có thể do cơ bắp của đôi chân mệt mỏi khi phải mang theo một trọng lượng lớn trên cơ thể.
Hoặc cũng có thể do áp lực của tử cung mở rộng, chèn lên các mạch máu dẫn xuống chân bạn, chặn các dây thần kinh dẫn từ thân đến chân, khiến chân bị chuột rút. Tình trạng mất nước và thiếu canxi cũng dẫn đến hiện tượng chuột rút khi mang thai.
Hiện tượng này bắt đầu xuất hiện nhiều ở tam cá nguyệt thứ hai và có thể sẽ bị nặng nề hơn khi thai nhi ngày một lớn lên. Thỉnh thoảng hiện tượng này xảy ra vào ban ngày, nhưng hầu hết các bà bầu thấy nó xuất hiện vào ban đêm.
Một số nguyên nhân khác liên quan đến bệnh lý có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe mẹ và bé:
Dấu hiệu của chuột rút thai kỳ cũng giống như chuột rút ở người bình thường đó là:
Trong tam cá nguyệt thứ hai, một trong những vị trí phổ biến của chuột rút là đau dây chằng tròn. Dây chằng tròn là một cơ nâng đỡ tử cung, và khi nó căng ra, bạn có thể cảm thấy đau nhói, hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới. Riêng trong trường hợp chuột rút ở vùng bụng này cần chú ý, vì có thể nhầm sang dấu hiệu của triệu chứng khác có thể liên quan đến sảy thai.
Trường hợp nếu mẹ bầu bị chuột rút kèm theo các triệu chứng như ra máu, đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, thân nhiệt tăng hoặc đau dữ đội ở phần bị đau, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Nếu chứng chuột rút ở chân khiến bạn mất ngủ vào ban đêm và các phương pháp điều trị tại nhà không hiệu quả, hãy đến thăm khám với bác sĩ. Họ có thể kê đơn thuốc để giảm đau an toàn và giúp bạn ngủ ngon.
Ít phổ biến hơn, một số triệu chứng chuột rút ở chân là dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Đây là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng gây ra cục máu đông. Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị cục máu đông cao hơn 50% so với phụ nữ không mang thai.
Hãy gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Trường hợp chuột rút vào những tháng cuối thai kỳ có một phần nguyên nhân là do thai nhi lớn khiến trọng lượng người mẹ tăng lên, gây sức ép lên các cơ bắp chân và cơ bàn chân, đồng thời còn khiến những mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép. Ngoài chuột rút, mẹ bầu còn thường bị tê mỏi chân tay, đau nhức lưng, tê bì chân tay,…
Hiện tượng chuột rút chân và chuột rút bụng khi mang thai 3 tháng cuối được các bác sĩ nhận định là hiện tượng bình thường và không gây nguy hiểm đến mẹ hay bé.
Tuy nhiên mẹ cũng không nên chủ quan, lơ là vì đôi khi có những trường hợp chuột rút đi kèm với dấu hiệu như đau bụng âm ỉ,… là dấu hiệu bất thường, cần đến ngay bệnh viện để được can thiệp kịp thời.
Khi bị chuột rút phải làm sao?
Nếu bị chuột rút, ngay lập tức bạn nên căng cơ bắp chân của mình: căng thẳng chân, gót chân, nhẹ nhàng uốn cong ngón chân của bạn. Lúc đầu có thể hơi đau nhưng nó sẽ làm giảm bớt các cơn đau co thắt và dần dần sẽ không còn bị chuột rút.
Bạn có thể thử bằng cách xoa bóp các cơ hoặc chườm nóng bằng một chiếc khăn ấm. Đi bộ nhẹ nhàng vài phút cũng có thể làm cơn chuột rút mất đi nhanh chóng.
Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn?
Nếu đã thực hiện các cách trên mà bạn vẫn thấy đau hoặc cơn đau kéo dài hơn, xuất hiện các vết sưng hoặc đau ở chân thì bạn nên gọi bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của máu tụ, bạn cần yêu cầu bác sĩ kiểm tra ngay. Hiện tượng tụ máu hiếm gặp nhưng những người mang thai thường có nguy cơ gặp phải rất cao.
Bạn hãy thử những cách sau đây để giữ cho chân không bị chuột rút thường xuyên:
Chuột rút khi mang thai là dấu hiệu bình thường mà hầu hết bà bầu đều gặp phải. Tuy nhiên nếu chuột rút đi kèm những triệu chứng bất thường như đau, sưng đỏ ở chân, chạm vào chân có cảm giác nóng xung quanh, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.