Nguyên nhân gây ra chuột rút khi mang thai là gì?
Nguyên nhân gây ra chuột rút khi mang thai là gì?
Nguyên nhân gây ra chuột rút khi mang thai là gì? - Ảnh: BookingCare

Nguyên nhân gây ra chuột rút khi mang thai là gì?

Tác giả: - Xuất bản: 01/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 13/11/2023
Các mẹ bầu đã biết nguyên nhân gây ra chuột rút khi mang thai là gì chưa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này nhé.

Chuột rút ở chân là tình trạng co thắt cơ gây đau đớn ở chân, xảy ra khi cơ ngắn lại một cách không chủ ý. Nhiều yếu tố khác nhau có thể gây ra chuột rút khi mang thai.

Nguyên nhân gây ra chuột rút khi mang thai

Hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về nguyên nhân vì sao phụ nữ thường bị chuột rút khi mang thai. Trong lĩnh vực sản khoa, một số tác giả cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút khi mang thai được đưa ra gồm:

  • Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu ngày càng tăng trong thai kỳ, trọng lượng cơ thể dồn về chân khi đứng hoặc đi lại gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân.
  • Tử cung ngày càng to làm tăng áp lực lên các mạch máu chính, đưa máu từ chân lên tim và các dây thần kinh từ tủy sống đến chân. Các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị chèn ép gây cảm giác nặng nề, khó chịu.
  • Mất nước khiến cơ thể bị rối loạn điện giải gây ra tình trạng chuột rút.
  • Thiếu canxi, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của cơ thể càng tăng cao để có thể đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi.
  • Mất cân bằng khoáng chất trong máu hoặc thiếu vitamin (ví dụ: thiếu canxi, phốt pho, vitamin D hoặc vitamin E, kali, magie).
  • Giữ một vị trí ngồi, đứng trong một thời gian dài, ít vận động có thể gây ra chuột rút ở bắp chân khi mang thai.

Dấu hiệu chuột rút khi mang thai

Khi bị chuột rút trong quá trình mang thai, bà bầu có thể gặp phải những dấu hiệu sau:

  • Chuột rút thường xuất hiện ngay khi vừa bắt đầu giấc ngủ.
  • Chuột rút bắt đầu gây khó chịu từ tháng thứ ba của thai kỳ và các cơn đau ngày càng xuất hiện thường xuyên khi thai nhi lớn dần. Tình trạng này xảy ra cả ban ngày và trầm trọng hơn vào ban đêm.
  • Chuột rút chân khi mang thai thường gặp ở vị trí bắp chân, đùi, bàn chân, đặc biệt là ở bắp chân. Ngoài ra, có thể gặp ở tay, thân mình. Riêng trong trường hợp chuột rút ở bụng cần chú ý, vì có khả năng sảy thai. Bên cạnh cơn đau đột ngột, sản phụ cũng có thể sờ thấy hoặc nhìn thấy một khối mô cứng bên dưới da.
  • Trường hợp nếu thai phụ bị chuột rút kèm theo các triệu chứng như ra máu, đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, thân nhiệt tăng hoặc đau dữ đội ở phần bị đau, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Triệu chứng cần lưu ý trong thai kỳ đối với các cơn đau có thể gây lầm với chuột rút ở cơ bụng:

  • Trong một giờ có hơn 6 cơn co thắt, là dấu hiệu cần cảnh giác.
  • Các cơn đau không giảm dần theo thời gian.
  • Xuất hiện đồng thời với cơn chóng mặt, choáng váng hoặc chảy máu là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Ngoài ra chảy máu cũng có thể là triệu chứng của nhau tiền đạo hoặc sẩy thai.
  • Cần thận trọng với bất kỳ các cơn co thắt nào xảy ra liên tục khi đang mang thai, có tiền sử sinh non, thai ngoài tử cung hoặc cổ tử cung ngắn.
  • Co thắt đi kèm với đau bụng dữ dội và buồn nôn hoặc sốt, rất có thể là triệu chứng của viêm ruột thừa, sỏi thận hoặc túi mật.

Hiểu biết về các nguyên nhân gây ra chuột rút khi mang thai sẽ giúp các mẹ bầu phòng ngừa những cơn đau thắt do co cơ gây ra, đặc biệt những cơn đau nặng còn có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi. Bạn hãy chú ý những dấu hiệu ruột chút khi mang thai để kịp thời chữa trị.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết