Mụn hạt kê (Milia) ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ cần biết
Mụn hạt kê rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về da ở trẻ khác gây khó khăn cho việc điều trị. Bên cạnh đó, cha mẹ chăm sóc cho con sai cách cũng có thể khiến mụn hạt kê ảnh hưởng xấu tới làn da và thẩm mỹ của bé sau này.

Mụn hạt kê là bệnh về da lành tính thường gặp nhiều nhất ở trẻ sơ sinh. Trong trường hợp bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc vì mụn hạt kê thì cha mẹ nên sớm cho con thăm khám với bác sĩ Da liễu để có cách xử lý phù hợp.
Mụn hạt kê ở trẻ là gì?
Mụn hạt kê là tình trạng thường thấy ở trẻ sơ sinh. Theo thống kê, gần 50% các bé sơ sinh bị mụn hạt kê. Có bé nổi mụn hạt kê từ rất sớm, chỉ 1 đến 2 ngày sau sinh đã thấy những chấm trắng nhỏ li ti xuất hiện nhiều ở má, mũi, cằm.
Mụn hạt kê (Milia) là những nang chứa chất nhờn hay keratin to bằng đầu kim, màu trắng nhạt trên nền da hay niêm mạc bình thường. Mụn có thể mọc cả trên nướu hoặc vòm họng của bé.
Nguyên nhân bé bị nổi mụn hạt kê là do sự ứ đọng của chất bã, hormone nhận từ mẹ. Mụn hạt kê thường lành tính, không đau, không ngứa đối với trẻ.
Mụn hạt kê có thể tự biến mất sau khoảng vài tuần, tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài tới vài tháng. Trong trường hợp bố mẹ không biết cách chăm sóc cho con, vùng da mụn kê có thể bị kích ứng, viêm nhiễm gây khó chịu để lại di chứng trên da trẻ suốt đời.
Dấu hiệu nhận biết mụn hạt kê ở trẻ
Mụn kê milia có đặc điểm là các sẩn nhỏ < 3mm, màu trắng, xuất hiện rải rác hoặc tập trung thành đám trên da, sẩn màu đỏ hồng. Trên da có mụn nước nhỏ, đôi khi mụn mủ trắng xen lẫn ở vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán.
Tổn thương ở trẻ sơ sinh thường là các sẩn nhỏ, màu trắng rải rác hoặc tập trung thành đám ở quanh mũi, mặt, nửa trên thân mình.
Một số trẻ có thể xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy do tắc nghẽn ống tuyến mồ hôi, trẻ khó chịu, quấy khóc và gãi nhiều.
Hạt kê chia thành 5 dạng chính gồm:
- Mụn hạt kê bẩm sinh: rất thường gặp , tỷ lệ 40% – 50% trẻ sơ sinh , tổn thương là các sẩn nhỏ,màu trắng rải rác hoặc tập trung thành đám ở quanh mũi, mặt, nửa trên thân mình, trong niêm mạc miệng, có thể tự khỏi mà không cần điều trị
- Mụn hạt kê nguyên phát: thường gặp xung quanh mí mắt, má, trán và cơ quan sinh dục. Bệnh thường tự khỏi sau vài tuần tới vài tháng nhưng có xu hướng dai dẳng hơn kê bẩm sinh
- Mụn hạt kê en plaque là thể hiếm gặp, mảng viêm trên bề mặt có nhiều nốt sẩn. Mụn thường mọc trên mí mắt, sau tai, trên má hoặc hàm và có thể liên quan với các bệnh da khác: lupus dạng đĩa,...
- Mụn hạt kê liên quan tới bệnh da di truyền
- Mụn hạt kê thứ phát: Chia làm 3 thể chính gồm mụn hạt kê liên quan tới chấn thương bề mặt, do thuốc hoặc liên quan đến các bệnh về da

Cách chữa mụn hạt kê cho trẻ sơ sinh
Mụn hạt kê thường lành tính, không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp mụn hạt kê gây ngứa khiến trẻ không ngủ được, không tăng cân mới phải điều trị.
Để tránh mắc sai lầm khi chăm sóc cho bé bị mụn hạt kê hoặc khi bé có biểu hiện quấy khóc, khó chịu vì mụn, cha mẹ nên cho con thăm khám với bác sĩ Da liễu từ xa để được tư vấn biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời.
Khi bé bị hạt kê, cha mẹ nên lưu ý:
- Rửa mặt và tắm hàng ngày cho bé bằng sữa rửa mặt, sữa tắm cho trẻ em dịu nhẹ
- Pha nước ấm vừa đủ, không dùng nước quá nóng làm hại da trẻ, gây phỏng rộp, khô da dẫn đến các bệnh về da ở trẻ nhỏ khác do da trẻ rất mỏng manh
- Lau khô người cho trẻ sau khi tắm bằng khăn mềm
- Không cho trẻ dùng nước hoa, chất khử mùi vì có thể gây dị ứng cho trẻ
- Không nên kỳ cọ mạnh cho bé khi tắm, ảnh hưởng đến da của bé
- Giữ cho làn da bé luôn khô ráo và thoáng mát, mặc quần áo mềm, chất liệu thấm hút mồ hôi, tránh mặc các loại vải cứng cọ sát nhiều vào da
- Giặt sạch quần áo cho trẻ bằng xà phòng ít chất tẩy, ngâm trong nước xả vải cho mềm
- Giặt đồ, phơi khô cất vào tủ dành riêng cho bé, để bé dùng tã vải cho thoáng, không mặc tã giấy làm bít hơi
- Giặt chăn màn, khăn lau, vệ sinh giường chiếu, đồ chơi của bé thường xuyên
Xem thêm video:
Những điều cần biết về kê ở trẻ sơ sinh
- Thực hiện: Alo Bác sĩ - Truyền hình Cần Thơ
- Thời lượng: 5 phút 13 giây
Cha mẹ lưu ý, nếu sau 3 tháng mà mụn kê trên làn da bé vẫn còn nhiều, cha mẹ nên cho con thăm khám với bác sĩ Da liễu càng sớm càng tốt.
Tuyệt đối không thoa bất kỳ loại kem hoặc thuốc mỡ nào vào những chấm trắng, nốt mụn khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, không cố gắng ép nặn hay lấy kim lể làm tổn thương và gây sẹo cho da bé.
BookingCare - Nền tảng y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hiện đang hỗ trợ bệnh nhân kết nối với các bác sĩ Da liễu rừ xa qua video để các bé được thăm khám dễ dàng, thuận tiện hơn.
Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare
Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Khám chữa bệnh da liễu trẻ em. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.
đang tải ...
Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video
Bác sĩ da liễu khám từ xa thông qua cuộc gọi Video có hình, kết nối bác sĩ trực tiếp với bệnh nhân mà không cần đến bệnh viện.
Về nhóm tác giả cẩm nang
Đội ngũ xây dựng và phát triển nội dung Cẩm Nang

Thảo Hoàng
Phát triển Sản phẩm - 7 năm kinh nghiệm

Phương Nguyễn
Biên tập viên - 4 năm kinh nghiệm

Dung Phan
Sáng tạo nội dung - 2 năm kinh nghiệm

Chương Nguyễn
Sáng tạo nội dung - 6 năm kinh nghiệm
Ban cố vấn chuyên môn Y Khoa

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Bác sĩ Chuyên khoa II Chuyên ngành Nội

Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Chấn thương, chỉnh hình

Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Thái Hà
Bác sĩ Chuyên khoa Da liễu
Bài viết nội dung trên Cẩm Nang được tạo ra như thế nào
- Bài viết đảm bảo 3 yếu tố cốt lõi thực tế - tin cậy – có xác thực
- Đi thực tế lấy trải nghiệm và tư liệu
- Trao đổi tham vấn với Bác sĩ, bệnh viện, phòng khám
- Tham khảo các nguồn tin cậy
- Một bài viết là một tác phẩm của tập thể
2. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/mun-hat-ke-milia-o-tre-so-sinh-co-dang-ngai/?location=ha-noi
3. http://benhvien108.vn/huong-dan-cha-me-chua-ke-cho-tre-so-sinh.htm
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Xuất bản: 29/10/2020, Cập nhật lần cuối: 30/10/2020
Bài viết liên quan
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Bệnh thần kinh
- Bệnh tim mạch
- Bệnh tiêu hóa
- Bệnh cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Cao huyết áp
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Bệnh mạch vành
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Loãng Xương
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bàn Chân bẹt
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ từ xa
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần