Nấm Candida có lây không?

Tác giả: - Xuất bản: 16/10/2023 - Cập nhật lần cuối: 31/10/2023
Nấm Candida có lây không?
Nấm Candida có lây không? - Ảnh: BookingCare
Nấm Candida là thủ phạm chủ yếu gây viêm âm đạo do nấm - là bệnh lý phụ khoa mà phụ nữ nào cũng có thể mắc phải. Điều trị nấm âm đạo không quá khó nhưng nhiễm nấm âm đạo dễ tái phát, khó điều trị dứt điểm. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về nấm Candida có lây không? Tác nhân gây ra bệnh là gì? mời bạn đọc theo dõi.

Nấm candida là bệnh lý nhiễm trùng da và niêm mạc do loài Candidas albicans tồn tại trên cơ thể người ở da, vùng miệng, đường tiêu hóa và vùng sinh dục. Nên có thể lây qua nhiều con đường khác nhau. Theo các chuyên gia nấm Candida là căn bệnh lây nhiễm với tốc độ lây lan không cao nhưng lại có thể lây qua nhiều đường và nhiều cách khác nhau.

Nấm Candida có lây không?

Ở những người bình thường nấm Candida thường tồn tại khoảng 30% ở miệng, 39% ở âm đạo, 17% ở phế quản, 35% ở ruột. Khi có điều kiện thích hợp, nấm Candida sẽ phát triển nhanh chóng và sinh ra các triệu chứng bất lợi cho cơ thể. Trong đó nấm Candida là nguyên nhân chính gây viêm âm đạo – bệnh lý phổ biến mà có đến 75% nữ giới mắc ít nhất một lần trong đời.

Bệnh nấm Candida có thể lây nhiễm qua các hình thức khác nhau như:

  • Sử dụng chung khăn mặt, quần áo và dụng cụ vệ sinh cá nhân cùng với người bệnh.
  • Dùng chung đồ lót và quần áo chung với người bệnh cũng là con đường lây lan.
  • Nếu quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng biện pháp bảo vệ với người bệnh sẽ có thể lây lan nấm Candida. Bao cao su là phương pháp ngừa thai duy nhất có thể ngăn ngừa lây lan các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục trong đó có nấm âm đạo
  • Nếu quan hệ bằng miệng và hậu môn thì cũng có thể lây.
  • Sử dụng công cụ quan hệ tình dục như sex toy là một đường lây lan.

Đặc điểm lâm sàng nấm Candida

Bệnh nhân thường ngứa nhiều, do vậy bệnh nhân thường phải gãi làm xây xước âm hộ và làm nấm lan rộng cả tầng sinh môn, bẹn. Khí hư nhiều, có màu trắng đục như váng sữa, không hôi, khí hư có thể đóng thành mảng. Khi bị nhiễm kèm vi khuẩn có thể dẫn đến khí hư có mùi hôi. Có thể kèm theo đi tiểu khó, đau khi giao hợp.

Khám: âm hộ - âm đạo viêm đỏ, có thể bị xây xước nhiễm khuẩn do gãi, trường hợp nặng bị viêm cả vùng tầng sinh môn và đùi bẹn. Khí hư thường nhiều, màu trắng dạng bột như váng sữa, thành mảng dày dính chắc vào thành âm đạo, ở dưới có vết trợt đỏ, có thể kèm theo dịch tiết màu vàng. 

Tác nhân gây bệnh

  • Tên tác nhân: Candida albicans và các chủng candida khác thuộc lớp Adelomycetes.
  • Hình thái: Trên tiêu bản soi tươi bào tử  Candida hình bầu dục có chồi hoặc không, thành nhẵn, đôi khi  thấy sợi giả. Kích thước bào tử Candida khoảng  3 - 6 micron.
  • Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: nấm Candida dễ bị diệt bởi nhiệt độ, môi trường khô, nấm candida có thể tồn tại ở môi trường ẩm.

Nguồn truyền nhiễm

  • Ổ chứa: Nấm Candida khư trú trong âm đạo của người bệnh và có thể ở hậu môn miệng
  • Thời gian ủ bệnh: Thông thường bệnh nấm men Candida âm hộ- âm đạo có thời gian ủ bệnh không rõ ràng. Nấm có thể tồn tại trong âm đạo mà không gây triệu chứng bệnh và chỉ gây bệnh khi có yếu tố thuận lợi làm nấm tăng sinh gây bệnh hoặc suy giảm các yếu tố bảo vệ. 
  • Thời kỳ lây truyền: Bệnh nấm Candida âm hộ - âm đạo có thể lây truyền qua đồ dùng quần áo ẩm ướt, qua âm đạo hậu môn hay miệng . 

Tính cảm nhiễm và miễn dịch 

Bệnh nấm Candida âm hộ - âm đạo thường gặp nữ trong tuổi hoạt động tình dục, nam ít gặp và có biểu hiện viêm quy đầu - bao da quy đầu, ít khi bị viêm niệu đạo. Bệnh Candida âm hộ - âm đạo không có miễn dịch. Có tới 3/4 phụ nữ bị nấm Candida âm hộ - âm đạo ít nhất một lần trong đời và một số phụ nữ bị tái phát nhiều lần.

Bệnh nấm Candida có thể lây truyền theo nhiều đường khác nhau. Lời khuyên cho bạn là nên khám phụ khoa, làm xét nghiệm dịch âm đạo, từ đó bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết