Nấm âm đạo: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nấm âm đạo: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nấm âm đạo: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa - Ảnh: BookingCare

Nấm âm đạo: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Tác giả: - Xuất bản: 16/10/2023 - Cập nhật lần cuối: 30/10/2023
Nấm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, bệnh gây ra nhiều khó chịu và bất tiện trong cuộc sống. Trong bài viết dưới đây, BookingCare sẽ giúp bạn tìm hiểu nấm âm đạo và các vấn đề xoay quanh nó.

Nấm âm đạo là viêm nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng của niêm mạc âm đạo, đôi khi có viêm âm hộ. Triệu chứng bao gồm ra khí hư, kích ứng, ngứa. Chẩn đoán bằng cách đánh giá dịch tiết âm đạo. Điều trị theo nguyên nhân và bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào.

Nguyên nhân gây ra nấm âm đạo

Nấm Candida Albicans là nguyên nhân chủ yếu gây ra nấm âm đạo - Ảnh: Canva

Nấm âm đạo hay còn gọi là viêm âm đạo do nấm là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại âm đạo bị gây ra bởi nấm men Candida Albicans là chủ yếu. Ngoài ra, các nguyên nhân phổ biến khác của nấm âm đạo như sau:

  • Không vệ sinh vùng kín - âm đạo sạch sẽ, thụt rửa quá sâu và mạnh vào bên trong âm đạo. .
  • Thói quen lau từ sau ra trước sau khi đi tiểu; không rửa tay sau khi đi tiểu; thường xuyên chạm vào đáy chậu hoặc âm đạo, đặc biệt là khi bị ngứa.
  • Mặc quần, quần lót quá chật, chất liệu không thấm hút mồ hôi.
  • Kích ứng đối với thuốc rửa vệ sinh hoặc nước hoa, băng vệ sinh, xà phòng giặt, thuốc tẩy, chất làm mềm vải, thuốc nhuộm vải, sợi tổng hợp, nước tắm, khăn vệ sinh, chất diệt tinh trùng, chất bôi trơn âm đạo hoặc kem, bao cao su latex, vòng hoặc màng tránh thai âm đạo.
  • Suy giảm nội tiết tố có thể dẫn đến độ pH âm đạo kiềm hơn, có thể dẫn đến tình trạng phát triển quá mức của vi khuẩn gây bệnh âm đạo. Ở phụ nữ mãn kinh lượng estrogen giảm rõ rệt thường làm mỏng biểu mô âm đạo, dễ bị nhiễm trùng và viêm nhiễm. 
  • Nấm âm đạo có thể đi kèm với viêm do các tác nhân khác. Các loại phổ biến nhất là:
    • Nấm âm đạo đi kèm với viêm âm đạo do vi khuẩn.
    • Nấm âm đạo đi kèm với viêm âm đạo do kí sinh trùng trichomonas, lây truyền qua đường tình dục.

Triệu chứng nhiễm nấm âm đạo

Triệu chứng của nấm âm đạo là gây ra dịch tiết âm đạo phải được phân biệt với dịch tiết bình thường (sinh lý).

Dịch tiết âm đạo bình thường thường có màu trắng đục hoặc nhầy, không mùi và không gây kích ứng. Khối lượng tổng thể nhỏ nhưng có thể dẫn đến ẩm ướt âm đạo làm ẩm đồ lót.

Tiết dịch âm đạo bình thường có thể xảy ra hàng ngày hoặc không liên tục. Nhiều phụ nữ có dịch tiết trong suốt, dính trong quá trình rụng trứng, đó là chất nhầy cổ tử cung rụng trứng.

Khí hư do nấm âm đạo đi kèm với ngứa, đỏ, và đôi khi cảm giác bỏng, đau, hoặc chảy máu nhẹ. Khối lượng có thể nhỏ hoặc có thể tăng lên và thậm chí rất nhiều. Viêm âm đạo do nấm khí hư có đặc trưng vón cục, bã đậu bám chắc vào thành âm đạo.

Ngoài ra, nếu có kết hợp với viêm âm đạo do các tác nhân khác thì triệu chứng sẽ thay đổi, tuỳ theo tác nhân gây viêm đi kèm. Ngứa có thể dữ dội, thậm chí cản trở giấc ngủ. Tiểu khó hoặc đau khi quan hệ có thể xảy ra.

Trong viêm teo âm đạo ở phụ nữ sau mãn kinh hoặc những bệnh nhân khác bị nấm âm đạo, khí hư ít, giao hợp đau thường gặp và mô âm đạo mỏng và khô.

Mặc dù các triệu chứng thay đổi theo từng loại nấm âm đạo cá biệt, có nhiều triệu chứng chồng chéo lên nhau.

Chẩn đoán nấm âm đạo

Nấm âm đạo được chẩn đoán bằng cách sử dụng các tiêu chí lâm sàng và xét nghiệm tại phòng khám hoặc phòng thí nghiệm.

  • Tìm hiểu bệnh sử và khám vùng chậu, đặt mỏ vịt quan sát dịch tiết âm đạo và cổ tử cung. 
  • Đo pH âm đạo, dung dịch muối và kali hydroxit (KOH)
  • Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT) hoặc các xét nghiệm hoặc nuôi cấy chẩn đoán phân tử khác

Khám vùng chậu được thực hiện bằng cách sử dụng mỏ vịt bôi trơn bằng nước (gel bôi trơn có thể kìm khuẩn) và dịch tiết âm đạo được lấy bằng tăm bông lấy bệnh phẩm..

Tiêu chuẩn lâm sàng và xét nghiệm tại phòng khám là cách hiệu quả nhất để chẩn đoán bệnh  viêm  âm đạo do vi khuẩn hoặc bệnh nấm candida âm đạo.

Đối với nhiễm nấm candida, nuôi cấy có thể được thực hiện nếu soi kính hiển vi không kết luận được hoặc các triệu chứng tái phát hoặc kéo dài sau khi điều trị; độ nhạy cảm với kháng sinh nên được kiểm tra để phát hiện Candida kháng fluconazole. Ngoài ra, một số xét nghiệm chẩn đoán phân tử có sẵn trên thị trường để sử dụng trong lâm sàng.

Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT) là phương pháp được ưu tiên để chẩn đoán nấm âm đạo đi kèm với viêm âm đạo do kí sinh trùng trichomonas, nhưng có thể sử dụng kính hiển vi. Nuôi cấy được sử dụng khi không có NAAT và kính hiển vi.

Nếu nữ giới bị nấm âm đạo đi kèm với viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nấm âm đạo đi kèm với viêm âm đạo do trichomonas (và do đó có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục), nên tiến hành xét nghiệm cổ tử cung để tìm Neisseria gonorrhoeae và Chlamydia trachomatis, nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm vùng chậu lây truyền qua đường tình dục (PID).

Cần loại trừ các nguyên nhân gây khí hư khác, bao gồm:

  • Dị vật: Nếu trẻ có khí hư âm đạo, có thể có dị vật trong âm đạo.
  • Viêm cổ tử cung: Dịch tiết cổ tử cung do viêm cổ tử cung có thể giống với nấm âm đạo.
  • PID: Nhiễm trùng đường sinh dục trên cũng có thể gây khí hư ở cổ tử cung. Đau bụng, khó di động cổ tử cung hay sưng đau, viêm cổ tử cung gợi ý có viêm vùng chậu.
  • Ung thư: Khí hư loãng, có máu hoặc cả hai có thể do ung thư âm hộ, âm đạo hoặc cổ tử cung; ung thư có thể được phân biệt với nấm âm đạo bằng cách kiểm tra, xét nghiệm Papanicolaou (Pap) và sinh thiết.
  • Rối loạn về da: Ngứa và/hoặc khí hư âm đạo có thể do bệnh da liễu âm hộ (ví dụ: lichen phẳng, lichen xơ cứng) hoặc các rối loạn da âm hộ khác (ví dụ: bệnh vẩy nến, lang ben), thường có thể phân biệt với nấm âm đạo nhiễm trùng dựa vào bệnh sử và các dấu hiệu trên da.

Điều trị nấm âm đạo

Nấm âm đạo hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác đều được điều trị. 2 phương pháp chủ yếu trong điều trị nấm âm đạo là: 

  • Điều trị nguyên nhân
  • Điều trị triệu chứng
  • Nếu có dị vật, loại bỏ dị vật đó.
  • Đối với viêm âm hộ do kích ứng hoặc dị ứng do tiếp xúc, nên tránh bất kỳ chất gây kích ứng hoặc dị ứng nào đã được xác định. Nói chung, cần phải tránh thụt rửa âm đạo và các chế phẩm bôi không cần thiết.
  • Nếu viêm âm hộ mạn tính là do nằm liệt giường hoặc đại tiểu tiện không tự chủ, các biện pháp chăm sóc da và vệ sinh âm hộ có thể hữu ích. Các bé gái trước tuổi dậy thì nên được dạy vệ sinh âm hộ (ví dụ: lau từ trước ra sau sau khi đi tiểu và đi đại tiện, rửa tay, tránh chạm vào vùng âm hộ-âm đạo thường xuyên).
  • Nấm âm đạo do nhiễm trùng, kích thích hoặc dị ứng có thể gây khó chịu đáng kể cho đến khi được điều trị khỏi. Thỉnh thoảng sử dụng túi đá lạnh hoặc bồn tắm nước ấm có hoặc không có muối soda có thể làm giảm triệu chứng đau và ngứa.
  • Nếu các triệu chứng  ở mức độ trung bình hoặc nặng hoặc không đáp ứng với các biện pháp khác, corticosteroid tại chỗ (ví dụ: hydrocortisone 1% tại chỗ hai lần mỗi ngày khi cần thiết) có thể được bôi vào âm hộ nhưng không bôi vào âm đạo. Thuốc kháng histamine đường uống có thể được đề xuất để giảm ngứa và gây buồn ngủ, giúp người bệnh dễ ngủ.

Phòng ngừa nấm âm đạo hiệu quả tại nhà

Các thực phẩm bổ sung probiotic giúp phòng ngừa nấm âm đạo. - Ảnh: Canva

Những cách phòng ngừa âm đạo tại nhà chị em phụ nữ nên lưu ý:

  • Hạn chế ăn những món ăn chứa nhiều đường, tinh bột, thức ăn cay nóng,...
  • Tăng cường ăn hoa quả, trái cây mọng, uống đủ nước, ăn sữa chua, thực phẩm bổ sung probiotic,...
  • Chọn mặc quần lót có chất liệu thoáng mát, không bó sát, tuyệt đối không mặc quần ẩm ướt quá lâu vì nó dễ tạo môi trường thuận lợi cho nấm âm đạo hoạt động.
  • Chú ý vệ sinh vùng kín sạch và đúng cách hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh đạt tiêu chuẩn độ pH 3.8 - 4.5
  • Tránh thụt rửa hoặc sử dụng băng vệ sinh có hương thơm, cũng như thuốc xịt, bột và nước hoa dành cho nữ có thể phá vỡ sự cân bằng bình thường của các sinh vật trong âm đạo.
  • Thay đổi miếng lót và băng vệ sinh thường xuyên.
  • Lau từ trước ra sau giúp ngăn vi khuẩn lây lan từ hậu môn sang âm đạo và đường tiết niệu.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh, có sử dụng biện pháp an toàn.

Nhiễm trùng nấm âm đạo là một vấn đề phổ biến đối với nhiều phụ nữ ngay trước kỳ kinh nguyệt. Những bệnh nhiễm trùng này thường không nghiêm trọng và tương đối dễ điều trị bằng thuốc và phương pháp điều trị tại nhà. Phụ nữ cần liên hệ với bác sĩ nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc nếu các triệu chứng cản trở cuộc sống hàng ngày.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết