Nguyên nhân gây ra nấm âm đạo
Nguyên nhân gây ra nấm âm đạo
Nguyên nhân gây ra nấm âm đạo
Nguyên nhân gây ra nấm âm đạo - Ảnh: BookingCare

Nguyên nhân gây ra nấm âm đạo

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 13/10/2023 | Cập nhật lần cuối: 30/10/2023
Có nhiều nguyên nhân gây ra nấm âm đạo, bài viết dưới đây sẽ đề cập đến những nguyên nhân chính. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Nấm âm đạo là bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ. Bệnh do nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là do nhiễm nấm Candida trong âm đạo gây nên tình trạng ngứa ngáy, mùi hôi khó chịu, sưng đỏ vùng kín.

Nguyên nhân gây ra nấm âm đạo

Nấm âm đạo hay còn gọi là viêm âm đạo do nấm là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại âm đạo bị gây ra bởi nấm men Candida Albicans là chủ yếu.

Môi trường pH bình thường của âm đạo là từ 3,4 – 4,6. Môi trường này giữ cho âm đạo không bị viêm nhiễm. Nếu môi trường âm đạo bị thay đổi vì một lý do nào đó, nấm sẽ tiến triển gây ra chứng viêm âm đạo.

Thông thường, âm đạo có khả năng tự cân bằng môi trường vi sinh của nó, tuy nhiên trong một số điều kiện sự cân bằng này bị phá vỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Các yếu tố nguy cơ có thể kể đến như: 

  • Rối loạn nội tiết tố: Thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, sau sinh,… Tình trạng này gây mất cân bằng độ pH âm đạo, khiến  nấm có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong âm đạo. 
  • Thói quen vệ sinh vùng kín không sạch, hay thụt rửa sâu: Sử dụng nguồn nước không sạch, hoặc làm sạch quá sâu bên trong âm đạo cũng đều gây bệnh. Thói quen thụt rửa âm đạo sẽ làm mất đi cả những lợi khuẩn trong âm đạo từ đó tạo điều kiện cho nấm phát triển. 
  • Quan hệ với bạn tình nhiễm nấm, nhiều bạn tình: Nấm có thể lây qua quan hệ tinhf dục, bào tử nấm có thể tồn tại dương vật ở nam và khi quan hệ lây cho nữ và ngược lại. Chính vì vậy , đối với những trường hợp nấm tái phát từ 2 lần trở lên thì cần điều trị cho cả bạn tình.
  • Dùng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng trong cơ thể sẽ tiêu diệt vi khuẩn tốt trong âm đạo của bạn. Vi khuẩn tốt giúp kiểm soát nấm men. Sự cân bằng thay đổi mà không có vi khuẩn tốt, dẫn đến nhiễm trùng nấm men.
  • Bị bệnh tiểu đường không được kiểm soát: Lượng đường trong máu cao, những bệnh nhân bị tiểu đường tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Những người bị suy giảm miễn dịch như mắc HIV/ AIDS tăng các nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý cơ hội trong đó có nhiễm nấm, và nấm âm đạo là một trong số những vị trí dễ mắc bệnh.
  • Một số yếu tố nguy cơ về lối sống cũng làm tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo, chẳng hạn như:
    • Mặc đồ tắm ẩm ướt quá lâu, đồ ẩm, đồ lót quá chật
    • Không thay quần áo khi đẫm mồ hôi.

Biểu hiện mắc nấm âm đạo vừa và nặng

Nấm âm đạo là bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ. Theo thống kê có khoảng 75% chị em trên thế giới có thể mắc nấm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời.

Biểu hiện của nấm âm đạo gồm:

  • Người bệnh có biểu hiện ngứa trong âm đạo, da âm hộ.
  • Khí hư ra nhiều bất thường, có dịch tiết màu vàng đậm hoặc màu trắng vón cục như bã đậu hoặc đóng thành từng mảng có mùi hôi khó chịu.
  • Trường hợp mắc nấm âm đạo nặng sẽ có biểu hiện nóng rát âm đạo, vùng môi lớn có thể bị sưng tấy. Nặng hơn có thể nấm lan ra vùng bẹn, đùi do người bệnh gãi nhiều.
  • Đau rát khi quan hệ tình dục.
  • Đi tiểu rát, tiểu khó.

Hy vọng thông qua việc cung cấp thông tin về nguyên nhân gây ra bệnh nấm âm đạo, các chị em đã hiểu rõ thêm về bệnh từ đó có cách điều trị, phòng ngừa nấm âm đạo hiệu quả cho bản thân cũng như mọi người xung quanh.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết