Mụn lưng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Điều trị mụn lưng
Mụn lưng là nỗi ám ảnh của nhiều người - Ảnh: vtv.vn

Mụn lưng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tác giả: - Xuất bản: 02/01/2024 - Cập nhật lần cuối: 02/01/2024
Mụn lưng là nỗi ám ảnh với nhiều người. Nếu không được phòng ngừa và điều trị đúng cách, mụn lưng có thể kéo dài dai dẳng, thậm chí sưng viêm, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây đau đớn, khó chịu.

Mụn lưng là một trong những vấn đề da liễu thường gặp ở cả nam giới và nữ giới. Tình trạng da nổi mụn, sần sùi, đau ngứa không chỉ gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống mà còn khiến chị em tự ti vì rất mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân gây mụn lưng là gì?

Lưng là vị trí tiết ra nhiều chất nhờn do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Tuy nhiên, vùng da ít được chăm sóc, kể cả trong quá trình tắm rửa hàng ngày vì tay khó với ra sau lưng.

Theo thời gian, lớp sừng dày, lỗ chân lông bị bít tắc gây ra mụn lưng. Lưng tiếp xúc hàng ngày với quần áo, bụi bẩn, cộng thêm các tác nhân khác gây ra mụn.

Mụn lưng có thể xuất hiện ở bất kì ai, cả nam giới và nữ giới. Bên cạnh việc khiến làn da sần sùi, thâm sạm, mụn lưng còn gây ra ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy, nên sớm xử lí để mụn lưng không làm ảnh hưởng tới nhịp sống hàng ngày.

Các loại mụn lưng thường gặp

Một người có thể bị nhiều loại mụn lưng cùng lúc, một số loại mụn lưng thường gặp bao gồm:

  • Mụn đầu trắng: còn gọi là mụn trứng cá kín, là loại mụn có đầu trắng bị sưng, viêm do tắc lỗ chân lông và vi khuẩn.
  • Mụn đầu đen: Mụn đầu đen là loại mụn không viêm rất phổ biến, xuất hiện khi lỗ nang lông trên da bị bít tắc. Cơ chế hình thành mụn đầu đen là do tuyến dầu trên da hoạt động mạnh nhưng không thể thoát ra khỏi bề mặt da do lỗ chân lông bị bít tắc bởi bụi bẩn, tế bào chết hay sản phẩm trang điểm và vi khuẩn. Các bã nhờn bít tắc lại và bị oxi hóa chuyển thành màu đen.
Mụn đầu đen - Ảnh: Internet
  • Nốt sẩn: Các tổn thương do mụn xuất hiện dưới dạng các vết sưng nhỏ màu hồng, gờ  trên da và đôi khi mềm, được gọi là sẩn. Loại mụn này không chứa mủ và hình thành khi nang lông bị tắc hoặc viêm.
  • Mụn mủ: Còn được gọi là mụn nhọt, mụn mủ là một nốt sẩn chứa đầy mủ màu trắng hoặc vàng có nền đỏ. Những tổn thương này cũng là kết quả của tình trạng viêm ở nang lông bị tắc. Sự tích tụ của các tế bào bạch cầu khiến mụn mủ chứa đầy mủ. 
  • U nang: U nang là một loại mụn lưng gây tổn thương da nghiêm trọng hơn, chứa đầy mủ, cũng hình thành khi vi khuẩn bị mắc kẹt trong nang lông. Với mụn nang, tình trạng nhiễm trùng sẽ ăn sâu hơn vào da, tạo thành một khối u gây đau đớn và có thể để lại sẹo vĩnh viễn.

Điều trị mụn lưng

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như đối tượng điều trị mà bạn có thể lựa chọn những phương pháp điều trị thích hợp.

Với trường hợp mụn lưng nhẹ, xuất hiện ít không đáng kể, một số thay đổi trong lối sống hàng ngày cũng có thể giúp mụn lưng biến mất. Bạn cũng có thể tham khảo những cách điều trị mụn lưng tại nhà an toàn, hiệu quả để đẩy nhanh tốc độ hồi phục.

Với mức độ mụn dày đặc với tính chất nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể phải điều trị bằng thuốc hoặc các biện pháp y học chuyên sâu. Thông thường, mụn lưng có thể được điều trị bằng 2 loại thuốc không kê đơn phổ biến bao gồm:

  • Benzoyl peroxide
  • Retinoid (gel adapalene 0.1%)

Nếu sau khoảng 3 - 4 tháng điều trị tại nhà mà tình trạng mụn không được cải thiện, người bệnh cần thăm khám trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và lên phương hướng điều trị cụ thể.

Mụn lưng có tự khỏi được không?

Mụn lưng có thể tự khỏi được tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra mụn và cách chăm sóc da của bạn.

Ví dụ, nguyên nhân gây mụn lưng là do ga trải giường lâu ngày không thay, tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn gây ra mụn lưng. Nếu bạn vẫn tiếp tục sử dụng, tình trạng mụn lưng sẽ không thể cải thiện tốt hơn.

Xác định nguyên nhân gây mụn lưng và giải quyết nguyên nhân đó là cách điều trị mụn lưng hiệu quả nhất.

Việc duy trì vệ sinh da, ăn uống lành mạnh và sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp có thể giúp da bạn cải thiện tình trạng mụn lưng một cách tự nhiên mà không cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng mụn lưng kéo dài và gây khó chịu, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu.

Các biện pháp phòng ngừa mụn lưng

Mụn lưng có thể xảy ra ở bất kì ai. Chủ động phòng ngừa mụn lưng là điều quan trọng giúp ngăn chặn những phiền phức không mong muốn. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia giúp bạn phòng ngừa mụn lưng hiệu quả:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ đặc biệt là sau khi vận động cơ thể tiết nhiều mồ hôi
  • Không mặc quần áo thô cứng, chật chội ma sát vào lưng có thể gây ra mụn
  • Sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ, không chứa hương liệu hoặc chất tẩy rửa mạnh. Ưu tiên các sản phẩm không chứa dầu.
  • Thay chăn ga, gối đệm hàng tuần
  • Không để tóc bết, dầu nhờn từ tóc, da đầu cũng có thể gây bít tắc lỗ chân lông ở lưng gây ra tình trạng mụn lưng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, hạn chế rượu bia, thuốc lá và không sử dụng các chất kích thích độc hại.
  • Đi ngủ đủ giấc, không thức khuya
  • Quản lý căng thẳng, hạn chế lo âu, phiền muộn
  • ...

Bài viết trên đây là một số thông tin cơ bản về mụn lưng. Điều trị mụn lưng đòi hỏi thời gian và tính kiên trì lớn, chị em không nên vội vàng hoặc quá lo lắng. Nếu trong quá trình điều trị, trình trạng mụn vẫn không được cải thiện hoặc tiến triển nặng hơn, chị em cần dừng thuốc ngay và liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết