Bệnh uốn ván là một bệnh nguy hiểm do vi khuẩn sinh ra độc tố tác động lên hệ thần kinh trung ương. Bệnh gây ra các cơn co thắt co cứng cơ, đặc biệt là cơ hàm và cơ hô hấp. Bệnh uốn ván có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Do đó, việc tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh uốn ván là rất quan trọng để có thể phòng tránh bệnh hiệu quả.
Theo dõi bài viết để hiểu rõ nguyên nhân dẫn tới bệnh uốn ván và phương pháp phòng ngừa.
Vi khuẩn gây bệnh uốn ván có tên là Clostridium tetani. Vi khuẩn có thể tồn tại ở trạng thái không hoạt động (nha bào) trong đất và phân động vật. Về cơ bản, nó sẽ ngừng hoạt động cho đến khi tìm được nơi để phát triển.
Khi vi khuẩn không hoạt động (nha bào) xâm nhập vào vết thương - điều kiện tốt cho sự phát triển - các tế bào sẽ được "đánh thức". Khi chúng thoát khỏi lớp vỏ ngoài, bắt đầu phát triển và phân chia, chúng tiết ra một loại độc tố gọi là tetanospasmin. Chất độc ức chế các dây thần kinh và các điểm mút thần kinh trong cơ thể điều khiển cơ bắp.
Yếu tố nguy cơ lớn nhất dẫn đến nhiễm trùng uốn ván là không tiêm phòng hoặc không tiêm đủ mũi tiêm nhắc lại sau 10 năm.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ nhiễm trùng uốn ván là:
Những người có nguy cơ mắc bệnh uốn ván cao :
Bệnh uốn ván thường gặp phải sau một tổn thương cấp tính như vết rách da, vết trầy da, bỏng, viêm tai giữa, phẫu thuật, sinh đẻ...
Mọi người có thể ngăn ngừa bệnh uốn ván bằng cách tiêm phòng.
Vắc xin uốn ván được tiêm cho trẻ em như một phần của vắc xin giải độc bạch hầu, uốn ván và ho gà vô bào (DTaP). DTaP là một loạt năm mũi tiêm thường được tiêm vào cánh tay hoặc đùi cho trẻ em ở các lứa tuổi :
Trẻ em được khuyến khích tiêm mũi nhắc lại ở độ tuổi 11 hoặc 12. Mũi tiêm nhắc lại này được gọi là vắc xin Tdap.
Nên tiêm nhắc lại cho người lớn 10 năm một lần. Đây có thể là một trong hai loại vắc xin, Tdap hoặc Td.
Khi mang thai phụ nữ nên tiêm vắc xin phòn ngừa uốn ván, tùy vào lịch sử tiêm chủng của người mẹ bác sĩ sẽ có tư vấn các mũi tiêm phù hợp.
Trên đây là các nguyên nhân gây ra bệnh uốn ván và phương pháp phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bệnh uốn ván hay gặp một số trường hợp có nguy cơ cao dẫn tới bệnh uốn ván, người bệnh nên thăm khám với bác sĩ sớm để được điều trị uốn ván kịp thời.