Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản là gì?
Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản
Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản - Ảnh: BookingCare

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản là gì?

Tác giả: - Xuất bản: 19/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 19/12/2023
Bệnh viêm phế quản khởi phát do đâu là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Bệnh viêm phế quản có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo thể bệnh viêm phế quản cấp tính hay mạn tính. Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là yếu tố góp phần quan trọng trong việc điều trị bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản cấp có thể xuất hiện ở hầu hết mọi độ tuổi và giới tính, nói ngắn gọn là bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, viêm phế quản khởi phát có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất của viêm phế quản cấp tính: :

Virus

Virus là nguyên nhân chính gây bệnh viêm phế quản cấp tính nói riêng và bệnh viêm phế quản nói chung. Có đến hơn 90% ca mắc viêm phế quản được ghi nhận là do sự tấn công của virus. 

Các loại virus gây viêm phế quản thường gặp nhất bao gồm: virus cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV), Adenovirus, Rhovirus (cảm lạnh thông thường) và Virus Corona.

Vi khuẩn

Khá ít trường hợp vi khuẩn gây bệnh viêm phế quản. Tuy nhiên, một số loại vi khuẩn có thể gây ra căn bệnh này bao gồm:  Bordetella ho gà, viêm phổi Mycoplasma và viêm phổi Chlamydia.

Sự ô nhiễm không khí hoặc hít phải khí độc 

Không khí bị ô nhiễm, bụi bẩn, khói thuốc,... là những tác nhân phổ biến gây tổn thương đường hô hấp trong đó có bệnh viêm phế quản.

Hít phải khí độc như: khói do cháy, amoniac, khí gas…Những người làm việc trong môi trường độc hại như: phun sơn, khử trùng, sản xuất hóa chất độc hại,... cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản mãn tính nếu tiếp xúc trong một thời gian dài

Nguyên nhân của viêm phế quản mạn tính bao gồm:

  • Người nghiện hút thuốc lá, thuốc lào: Trong khói thuốc lá có chứa một số chất triệt tiêu lông mao bên trong phổi, gây tổn hại phổi nghiêm trọng. Theo thống kê, có hơn 90% người mắc bệnh viêm phế quản mạn tính có tiền sử hút thuốc lá. Đây là nguyên nhân hay gặp nhất.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với nguồn không khí độc hại: Làm việc trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên hít phải bụi bẩn, khí độc hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích đường hô hấp như bông gòn, bụi vải, khói hoá học…
  • Người có sức đề kháng yếu, hoặc có tiền sử mắc bệnh mạn tính gây ra tình trạng suy giảm hệ thống miễn dịch.
  • Người cao tuổi có nguy cơ nhiễm trùng cao, được xem là một trong những đối tượng dễ bị mắc bệnh viêm phế quản mãn tính
  • Người mắc bệnh trào ngược dạ dày
  • Sự lặp lại của các cơn ợ nóng, ợ chua do bệnh trào ngược dạ dày gây kích thích vùng cổ họng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản.

Tiếp xúc với người bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản do virus gây ra có khả năng lây nhiễm rất mạnh. Nếu vô tình hoặc cố ý tiếp xúc gần với người mắc bệnh, hít phải virus có trong không khí, nước bọt của người bệnh, khả năng lây nhiễm lá rất lớn.

Phòng ngừa bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản là một bệnh hô hấp không đơn giản bởi chúng có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp. Tự giác bảo vệ bản thân là điều quan trọng mà mỗi người cần thực hiện.

Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia giúp mọi người phòng ngừa bệnh viêm phế quản hiệu quả:

  • Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá vì đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phế quản mãn tính cực kì nguy hiểm.
  • Rửa tay với nước sát khuẩn thường xuyên đặc biệt là ở những nơi công cộng không đảm bảo vệ sinh.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh hoặc có dấu hiệu của bệnh viêm phế quản.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường để tránh ô nhiễm, khói bụi đặc biệt là các loại vi khuẩn, virus gây bệnh có trong không khí. Tụ tập nơi đông người càng cần thiết phải đeo khẩu trang.
  • Lựa chọn khẩu trang y tế chất lượng, có khả năng kháng khuẩn tốt.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên rèn luyện thể thao để nâng cao sức đề kháng cơ thể.
  • Tiêm phòng cúm hàng năm, tiêm phòng phế cầu đối với người có yếu tố cơ địa như suy giảm miễn dịch: người già, có nhiều bệnh lý nền như: tim mạch, đái tháo đường, bệnh đường hô hấp mạn tính…. hoặc người làm việc trong môi trường ô nhiễm không khí..

Ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường, đặc biệt là ho dữ dội, ho lâu ngày không khỏi, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết