Mỗi người thường bị rụng từ 50 đến 100 sợi tóc mỗi ngày. Rụng tóc là một phần tự nhiên trong chu kỳ phát triển của tóc, một số tóc rụng đi sẽ được thay thế bằng những sợi tóc mới mọc lại.
Thông thường, tóc rụng không phải là vấn đề nghiêm trọng nếu tóc của bạn vẫn có thể mọc lại theo thời gian. Theo nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh rụng tóc xảy ra khi tóc mới không thể mọc ra để thay thế tóc đã rụng. Cần chẩn đoán rụng tóc với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Vòng đời của tóc sẽ trải qua 3 giai đoạn sau:
Những sợi lông ngắn hơn của bạn như lông mi, lông cánh tay và chân và lông mày có giai đoạn phát triển (Anagen phase) ngắn - khoảng một tháng. Tóc da đầu của bạn có thể kéo dài đến sáu năm hoặc thậm chí lâu hơn.
Tình trạng rụng tóc là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải. Dưới đây là một số nguyên nhân gây rụng tóc thường gặp:
Rụng tóc do di truyền có tên khoa học là Androgenetic alopecia. Rụng tóc di truyền không đến từ nguyên do bệnh lý nên không được xem là bệnh, tình trạng này liên quan đến nội tiết tố nam Testosterone. Độ tuổi bắt đầu rụng tóc của người mang gen di truyền không giống nhau.
Tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mã gen, cơ địa, thói quen sinh hoạt,.. mà có người rụng sớm ở tuổi dậy thì, những người khác lại xuất hiện triệu chứng ở tuổi trung niên.
Nếu như trước đây, rụng tóc di truyền thường mất từ 15 – 20 năm mới hình thành hói đầu thì thời gian gần đây, khoảng cách ấy đã thu ngắn lại, nhiều trường hợp thậm chí chỉ trong 3 – 5 năm đã bị hói.
Chính vì vậy, nếu không được can thiệp từ sớm, những người mang gen rụng tóc di truyền có thể sớm gặp phải hói đầu khi còn trẻ tuổi.
Mặc dù đều là rụng tóc do di truyền, tuy nhiên ở nam giới tình trạng này thường tập trung nhiều ở vùng trán, thái dương và có nguy cơ hói rất cao.
Ở nữ giới, khu vực đỉnh đầu sẽ xuất hiện tình trạng rụng tóc nhiều hơn. Rụng tóc ở nữ thường chỉ làm cho tóc thưa và mỏng đi, ít có khả năng gây hói.
Khi xảy ra sự bất thường trong hệ thống miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch tấn công các mô cụ thể của cơ thể sẽ gây ra tình trạng rụng tóc từng mảng. Hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các nang tóc và phá vỡ hình thái tóc bình thường.
Sinh thiết vùng da bị ảnh hưởng cho thấy các tế bào miễn dịch lympho xâm nhập vào chân các nang tóc.
Rụng tóc từng mảng đôi khi kết hợp với các tình trạng bệnh tự miễn khác như bệnh tuyến giáp, bệnh bạch biến, bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp và viêm loét đại tràng.
Ngoài việc rụng tóc trên da đầu, một số người còn bị rụng lông mày, lông mi hoặc lông trên các bộ phận khác của cơ thể.
Nguyên nhân gây rụng tóc gây ra sự mất cân bằng hormone thường là do phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Ngoài ra, khi ngừng thuốc tránh thai, thay đổi nội tiết tố do mang thai, sinh nở, bước vào thời kỳ mãn kinh và các vấn đề về tuyến giáp bạn cũng có thể bị mất cân bằng hormone tạm thời. Các rối loạn hormone ở nữ có thể gây ra tình trạng tóc rụng nhiều khiến mái tóc trở nên mỏng hơn.
Sự căng thẳng, áp lực đến từ học tập, công việc hoặc các sự kiện đau buồn trong cuộc sống cũng là nguyên nhân gây rụng tóc phổ biến.
Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra ở một giai đoạn thời gian nhất định. Giải quyết được các căng thẳng, stress sẽ làm tình trạng rụng tóc thuyên giảm, hầu hết mọi người đều thấy tóc mình mọc lại và phát triển bình thường trong vòng từ 6 đến 9 tháng.
Nếu da đầu bạn thường xuyên tiếp xúc với hóa chất và sử dụng nhiệt do nhuộm, tẩy tóc, uốn tóc… thì thường khiến tóc gãy rụng. Mặc dù hầu hết trường hợp tóc vẫn có thể mọc lại nhưng nếu nang tóc bị tổn thương nghiêm trọng sẽ rất dễ tạo ra các vết hói vĩnh viễn.
Tạo kiểu tóc với các loại keo xịt giữ nếp hay tạo độ bóng hoặc các kiểu tóc buộc chặt như thắt bím, tóc đuôi ngựa, búi tóc sẽ gây ra áp lực và căng thẳng trên tóc. Những tác động do lực kéo này sẽ khiến tóc bị đứt gãy và rụng nhiều.
Rụng tóc có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như những loại được sử dụng cho bệnh ung thư, viêm khớp, trầm cảm, các vấn đề về tim, bệnh gút và huyết áp cao.
Vì vậy, nếu bạn đang dùng một loại thuốc nào đó và cùng lúc nhận thấy tóc mình rụng nhiều hơn thì nên hỏi lại bác sĩ về các loại thuốc đang dùng.
Lưu ý là bạn không nên vì tóc rụng mà tùy tiện bỏ dùng thuốc và không hỏi ý kiến bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến việc trị bệnh.
Việc phải hóa trị hoặc xạ trị ở vùng đầu, cổ thì có thể khiến phần lớn tóc bị rụng đi trong vòng vài tuần sau khi bắt đầu quá trình điều trị. Trong trường hợp này, tóc thường mọc lại sau khi kết thúc quá trình hóa trị hoặc xạ trị một thời gian.
Nếu cơ thể bạn đang thiếu những thành phần như protein, biotin, sắt và kẽm thì sẽ bị rụng tóc đáng kể.
Tuy nhiên, đây là tình trạng rụng tóc tạm thời nên sau khi cơ thể bạn được bổ sung đầy đủ những thành phần kể trên thì tóc sẽ mọc trở lại. Thường gặp trên cơ thể suy dinh dưỡng, trải qua phẫu thuật mất nhiều máu hay sốt xuất huyết.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn nguyên nhân gây tóc rụng nhiều, từ đó có cách ngăn ngừa và điều trị rụng tóc hiệu quả!