Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa là gì?
Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa
Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa là gì?- Ảnh: BookingCare

Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa là gì?

Tác giả: - Xuất bản: 04/09/2023 - Cập nhật lần cuối: 31/12/2023
Rối loạn tiêu hoá không phải là một bệnh lý, mà là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, tại đường tiêu hoá và ngoài đường tiêu hoá. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa có thể đến từ thói quen, chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, do lạm dụng kháng sinh hoặc bắt nguồn từ các bệnh lý khác.

Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa là từ khóa nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa có thể xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau, từ bệnh lý, thức ăn và chế độ sinh hoạt cho đến yếu tố môi trường đều có thể góp phần gây ra sự không ổn định trong hệ tiêu hóa.

Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa do chế độ sinh hoạt, lối sống

Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều trường hợp rối loạn tiêu hóa nhưng không phải do bệnh lý ví dụ như đối với trẻ do ăn chế độ không phù hợp làm cho tiêu hóa không hoạt động bình thường, biểu hiện là phân nát, có bọt, màu hoa cà hoa cải, mùi tanh…

Đối với một số  đối tượng đặc biệt như trẻ nhỏ  (hệ tiêu hóa còn đang phát triển, chưa thực sự hoàn thiện) hay người cao tuổi (hệ tiêu hóa đã dần suy yếu) thì chế độ ăn thất thường, ăn thức ăn lạ cũng rất dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Thói quen ăn uống thất thường, không khoa học, sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, không rõ nguồn gốc,… có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và có các biểu hiện như buồn nôn, đau bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy trong nhiều ngày.

Ngoài ra, việc sử dụng thường xuyên các loại đồ uống có cồn như rượu, bia cũng làm ảnh hưởng đến  khả năng co bóp của dạ dày và khiến acid dịch vị tiết ra nhiều hơn và cũng ảnh hưởng đến cơ chế điều hoà nhu động ruột, làm thay đổi chức năng hấp thu ở ruột. Chất nicotin trong thuốc lá không chỉ gây co thắt mà còn làm tổn hại đến niêm mạc của dạ dày, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, gây viêm loét niêm mạc dạ dày.

Vì vậy việc sử dụng bia, rượu, thuốc lá cũng là một trong số những yếu tố góp phần  gây rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh

Nhiều trường hợp rối loạn tiêu hóa bắt nguồn do sử dụng kháng sinh nhưng không đúng liều lượng hoặc không đúng chỉ định làm cho mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật ở đường ruột, gây ra tình trạng:

  • Đi đại tiện thấy phân lúc lỏng, lúc đặc, lúc nhão, có mùi tanh, hôi
  • Phân bị thay đổi cả về số lượng lẫn mùi, màu sắc và tính chất
  • Có thể xuất hiện những cơn đau bụng không thường xuyên
  • Cảm giác ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng
  • Một số trường hợp có thể nhiễm trùng đường ruột, gây sốt, đau quặn bụng, tiêu chảy nhiều lần, mất nước nặng cần phải đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị chuyên khoa phù hợp.

Hiện tượng làm mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật ở ruột được gọi là ‘loạn khuẩn’. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý của một số người, nhất là hiện tượng tự mua thuốc để điều trị bệnh cho mình hoặc người thân nhưng không đủ liều lượng và thời gian điều trị, điều này rất dễ dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột, và có thể dẫn đến tình trạng bệnh lý nặng hơn.

Rối loạn tiêu hóa do bệnh lý

Tình trạng  ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, nôn, buồn nôn, đi lỏng hoặc táo bón, đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn… là những biểu hiện cơ bản của rối loạn tiêu hóa thường gặp trong một số bệnh lý. Tuy nhiên, tùy theo từng loại bệnh lý mà triệu chứng rối loạn tiêu hóa xuất hiện có khác nhau.

  • Hội chứng dạ dày, tá tràng (viêm hoặc loét) đau khi đói hoặc sau ăn, hoặc đau theo chu kỳ kèm theo đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn hoặc nôn (trong trường hợp hẹp môn vị, u dạ dày thì đầy bụng và buồn nôn, nôn xảy ra nhiều hơn).
  • Viêm đại tràng mạn tính là bệnh gây rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường do chế độ ăn uống không vệ sinh, nhiều dầu mỡ, nhiều chất chất béo hoặc các chất khó hấp thu …
  • Viêm ruột thừa cấp tính thường có đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn, hay gặp nhất là đau ở vùng hố chậu phải kèm theo sốt, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy.
  • Có những bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang) ngoài đau bụng âm ỉ hoặc quằn quại, đau xuyên ra sau lưng do sỏi tắc nghẽn thì có kèm theo triệu chứng của đường tiêu hoá như cảm giác đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, nôn.  
  • Một số bệnh gây viêm ruột cấp tính cũng có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa rầm rộ như đau bụng, buồn nôn, nôn, đi lỏng nhiều lần trong bệnh tả, thương hàn, lỵ trực khuẩn, ngộ độc thực phẩm…
  • Viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích) thì có những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa có phần khác với viêm ruột cấp tính, với các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón xuất hiện thường xuyên theo chu kì, thành từng đợt kéo dài vài tuần, vài tháng, và có liên quan đến chế độ ăn uống, thói quen ăn uống, sinh hoạt, stress…

Như vậy, rối loạn tiêu hóa có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dựa vào các thông tin bên trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về bệnh từ đó có thể thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoặc và  lối sống sao cho phù hợp để tránh xa nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết