Nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột: Nhận biết để phòng ngừa
Nhân biết nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột
Tăng huyết áp đột ngột - nguyên nhân do đâu? - Ảnh BookingCare

Nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột: Nhận biết để phòng ngừa

Tác giả: - Xuất bản: 06/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 06/12/2023
Biết được các nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột sẽ giúp người bệnh, đặc biệt là người bệnh tăng huyết áp chủ động phòng tránh, tránh để huyết áp tăng cao đột ngột có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tăng huyết áp đột ngột là tình trạng huyết áp đột nhiên tăng cao kịch phát bất thường một cách nhanh chóng, huyết áp tối đa có thể lên đến > 180mmHg hoặc huyết áp tối thiểu > 120mmHg (huyết áp là 180/120mmHg hoặc cao hơn). Huyết áp tăng cao bất thường có thể dẫn đến biến chứng nặng nhẹ, khác nhau. 

Bạn đọc có thể tìm hiểu các dấu hiệu khi huyết áp tăng cao đột ngột đã được chia sẻ trong bài trước. Nội dung bài viết dưới đây sẽ tập trung giải đáp cho bạn đọc nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột để có thể phòng tránh. 

Nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột

Có nhiều nguyên nhân dẫn dến tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Trong đó, dưới đây là các nguyên nhân chính: 

  • Quên uống thuốc/bỏ thuốc, không tuân thủ điều trị tăng huyết áp là nguyên nhân thường gặp. Trong khi đó người bệnh huyết áp cao bạn có thể cần phải sử dụng thuốc suốt đời để kiểm soát huyết áp. 

  • Tương tác thuốc: Sử dụng các loại thuốc như: Cocaine, Amphetamine, thuốc tránh thai hoặc chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs),... có thể làm tăng huyết áp hoặc tương tác với thuốc điều trị tăng huyết áp làm giảm hiệu quả của thuốc.
  • Nguyên nhân gây tăng huyết áp đột ngột có thể xuất phát từ một số bệnh lý tiềm ẩn: Nếu bạn bị các bệnh lý về thận nhưng không sử dụng thuốc điều trị có thể bị tăng huyết áp đột ngột. Ngoài ra, tình trạng hẹp động mạch thận hai bên, u tủy thượng thận cũng có nguy cơ làm tăng huyết áp đột ngột.
  • Thai kỳ:
    • Phụ nữ mang thai dễ gặp tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Đặc biệt là ở sản phụ có có nguy cơ tiền sản giật, như tuổi cao, đái tháo đường thai kỳ, sinh con nhiều lần, tăng huyết áp đã có từ trước, béo phì, mắc bệnh lý hệ thống như Lupus, lạm dụng kích thích như cocain, thuốc lá, rượu...
    • Thường gặp sau 20 tuần tuổi thai, nhưng đôi khi có thể xảy ra sớm hơn trong thai kỳ hoặc thậm chí trễ hơn sau khi sinh. Tùy mức độ nặng nhẹ, tiền sản giật sẽ biểu hiện thành các triệu chứng bất thường như huyết áp tăng đột ngột, khó thở, co giật, phù hai chân, đái máu,...
  • Trạng thái tâm lý khi bị kích động (giận giữ, sốc)

Tăng huyết áp đột ngột phần lớn xảy ra ở những người có tiền sử bệnh tăng huyết áp (đặc biệt phổ biến ở những người có huyết áp trên 140/90 mmHg), không tuân thủ điều trị tăng huyết áp. 

Cách xử lý khi tăng huyết áp đột ngột tại nhà

  • Trong trường hợp người bệnh ghi nhận chỉ số huyết áp từ 180/120 mmHg trở lên nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào, điều cần làm là giữ bình tĩnh, để người bệnh nghỉ ngơi 10 - 15 phút, sau đó đo lại huyết áp.
  • Nếu chỉ số huyết áp là 180/120 mmHg trở lên và kèm theo bất kỳ triệu chứng tổn thương cơ quan đích nào như đau ngực, khó thở, nhức đầu dữ dội, nôn hoặc buồn nôn, mắt nhìn mờ, khó nói, yếu liệt nửa người,... đây là cơn tăng huyết áp cấp cứu cực kỳ nguy hiểm, đe dọa tính mạng. Trường hợp này cần ngay lập tức phải gọi cấp cứu để được chăm sóc y tế kịp thời.
Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết