Bệnh gai cột sống là một vấn đề sức khỏe phổ biến và có thể gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Để có thể đối phó và ngăn ngừa bệnh này, việc hiểu rõ về nguyên nhân gây ra nó và áp dụng các biện pháp phòng ngừa là vô cùng quan trọng.
Nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh gai cột sống là do thoái hóa cột sống. Theo thời gian, cơ thể dẫn lão hóa, đĩa đệm bị mất nước và dây chằng cố định xương trở nên lỏng lẻo. Để chống lại quá trình lão hoá này, cơ thể tạo ra các mấu xương (gai xương) để duy trì sự ổn định và giảm bớt căng thẳng cho cột sống.
Ngoài bệnh lý thoái hóa cột sống, một số bệnh lý về Cơ Xương Khớp và một số tình trạng khác cũng gây ra gai cột sống như:
- Viêm cột sống: Các bệnh viêm như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sốn đĩa đệm đều có thể dẫn đến viêm cột sống. Tình trạng này gây mất liên kết giữa các đốt sống. Cơ thể phản ứng bằng cách tạo ra các gai xương trên cột sống
- Chấn thương: Chấn thương đối với cột sống có thể gây ra sự hình thành gai cột sống. Chấn thương có thể là kết quả của tai nạn giao thông, tai nạn lao động, hoặc các hoạt động thể thao mạo hiểm. Các chấn thương này có thể làm hư hỏng các cấu trúc xương và mô xung quanh cột sống, dẫn đến sự hình thành gai cột sống
- Do di truyền: Bệnh gai cột sống cũng có thể phát triển do di truyền khi bạn có thành viên trong gia đình từng mắc các bệnh về cột sống và đĩa đệm
- Do thói quen sinh hoạt: Ngồi làm việc hoặc nằm nghỉ ngơi không đúng tư thế, thừa cân, béo phì hay làm công việc gây áp lực lên cột sống cũng rất dễ dẫn đến bệnh gai cột sống
Cách phòng ngừa bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống thường không thể ngăn ngừa nếu nguyên nhân là do thoái hóa. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau để tránh bệnh gai cột sống do những nguyên nhân khác hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh:
Duy trì lối sống lành mạnh
- Thực hiện các bài tập thể dục định kỳ để tăng cường sức mạnh và linh hoạt cho cơ bắp và xương
- Tránh vận động mạnh hoặc tác động lực lượng lên cột sống trong thời gian dài.
- Đảm bảo giữ đúng tư thế khi ngồi, đứng và nằm để giảm áp lực lên cột sống
- Hạn chế thời gian ngồi lâu và thường xuyên thay đổi tư thế khi làm việc văn phòng
Chăm sóc dinh dưỡng
- Bổ sung canxi và vitamin D trong chế độ ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe xương
- Sử dụng các nguồn thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua, cá hồi, hạt chia, rau xanh lá, đậu phụng
- Hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như cafein, đồ uống có ga và rượu
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
- Đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng để giúp cơ thể phục hồi và tái tạo mô xương
- Tránh tình trạng căng thẳng và stress quá mức, vì nó có thể gây căng thẳng cho cột sống
- Hạn chế mang vác đồ nặng và sử dụng các phương tiện hỗ trợ khi cần thiết để giảm áp lực lên cột sống
Ngoài ra, người bệnh còn cần thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bất cứ vấn đề gì liên quan đến gai cột sống cũng như các bệnh lý liên quan đến cột sống khác.