Gai cột sống là gì? Có chữa được không? Cách điều trị và phòng bệnh
Gai cột sống là gì? Có chữa được không? Cách điều trị và phòng bệnh
Gai cột sống là gì? Có chữa được không? Cách điều trị và phòng bệnh

Gai cột sống là gì? Có chữa được không? Cách điều trị và phòng bệnh

Tác giả: - Xuất bản: 23/09/2020 - Cập nhật lần cuối: 04/12/2023
Gai cột sống là bệnh lý phổ biến về cơ xương khớp. Rất nhiều bệnh nhân đã mắc phải hoặc từng nghe về gai cột sống cổ hoặc gai cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, ít người có đầy đủ kiến thức về căn bệnh này để biết cách phòng tránh và điều trị hiệu quả.

Ngày càng nhiều người mắc bệnh gai cột sống. Trước đây, gai cột sống thường gặp ở người cao tuổi nhưng bệnh ngày càng trẻ hóa, nhiều người còn trẻ cũng có thể mắc phải căn bệnh này.

Cách tốt nhất để kiểm soát gai cột sống là phát hiện sớm và điều trị kiên trì với các bác sĩ Cột sống giỏi.

Bệnh gai cột sống là gì?

Gai cột sống là một dạng thoái hóa cột sống, trong đó xuất hiện các phần xương mọc ra (gai xương) phía ngoài và hai bên của cột sống. Đó chính là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự lắng đọng can-xi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống.

Gai cột sống thường gặp ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa với tuổi già và nam giới thường mắc bệnh hơn là nữ giới, tuy nhiên nữ giới ở tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống.

Cột sống cổ, cột sống thắt lưng là những vị trí thường xuất hiện gai cột sống. Gai cột sống ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, hoạt động của bệnh nhân trong công việc, cuộc sống hàng ngày.

Vì vậy, không nên chủ quan mà cần tìm hiểu kĩ về nguyên nhân, triệu chứng gai cột sống để đi khám và điều trị đúng lúc. 

Nguyên nhân gai cột sống

Gai cột sống là dấu hiệu của thoái hóa cột sống. Thoái hóa cột sống là quá trình tự nhiên ở cơ thể con người, không thể ngăn chặn nhưng có thể làm chậm lại. Có rất nhiều người cao tuổi nhưng cột sống vẫn còn khỏe mạnh, cũng có nhiều người trẻ tuổi mắc bệnh thoái hóa cột sống, gai cột sống.

Ngoài thoái hóa cột sống, rất nhiều yếu tố khác có thể là nguyên nhân dẫn đến gai cột sống.

  • Các bệnh lí về cột sống khác như viêm cột sống dính khớp, lao cột sống hoặc viêm đốt sống đĩa đệm
  • Chấn thương cột sống do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt ...
  • Di truyền từ các thành viên trong gia đình khiến xương đốt sống và đĩa đệm yếu hơn người bình thường
  • Béo phì, thừa cân, trọng lượng cơ thể lớn khiến cột sống chịu nhiều áp lực hơn
  • Thói quen không tốt trong cuộc sống hàng ngày như ngồi sai tư thế, ngủ sai tư thế cũng dẫn tăng nguy cơ mắc bệnh gai cột sống
Nguyên nhân gai cột sống
Gai cột sống xuất hiện do nhiều yếu tố nguy cơ - Ảnh: songkhoe.vn

Dấu hiệu, triệu chứng gai cột sống

Đa số bệnh gai cột sống không gây ra dấu hiệu triệu chứng rõ rệt nên rất khó để phát hiện ra gai cột sống ở giai đoạn đầu.

Khi gai xương chèn ép vào tổ chức xung quanh các triệu chứng như đau và tê bì xuất hiện. Triệu chứng thường là:

  • Đau xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân thay đổi tư thế.
  • Đau tê ở cổ lan qua hai tay, đau ở lưng, đau dọc xuống hai chân.
  • Đau tăng lên khi đi lại vận động giảm khi nghỉ ngơi, bệnh  nhân có xu hướng hạn chế vận động để giảm đau.
  • Tê bì, rối loạn cảm giác, mất cảm giác ở chân tay
  • Gai xương chèn ép dây thần kinh có thể dẫn đến tụt huyết áp, khó thở, đổ nhiều mồ hôi,...
  • Rối loạn đại tiểu tiện, đại tiểu tiện mất kiểm soát khi bệnh tiến triển tới giai đoạn nặng do tủy sống bị chèn ép

Ngoài những triệu chứng nêu trên, mỗi vị trí gai cột sống có thể gây ra những vị trí khác nhau.

Để chắc chắn mình có bị gai cột sống hay không, bệnh nhân cần đi khám gai cột sống tại các bệnh viện, phòng khám Cột sống uy tín.

Triệu chứng gai cột sống
Triệu chứng gai cột sống điển hình - Ảnh: 24h.com

Phương pháp chẩn đoán bệnh gai cột sống

Bệnh gai đôi cột sống là một trong những bệnh lý thường gặp ở người trung niên và cao tuổi, tuy nhiên hầu hết các bệnh nhân không có triệu chứng. Do đó, phương pháp chẩn đoán gai đôi cột sống vẫn dựa trên chụp X-quang cột sống, phương pháp đơn giản và tiết kiệm nhất.

Bên cạnh đó, chụp cắt lớp vi tính vùng tổn thương giúp đánh giá tình trạng cung sau đốt sống. Nếu cần, chụp cộng hưởng từ cũng được sử dụng để đánh giá chi tiết về những tổn thương tủy sống, bất thường phần mềm liên quan. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ sẽ kết hợp các phương pháp khác như khám lâm sàng và kiểm tra chức năng thần kinh để đưa ra quyết định điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị gai cột sống

1. Dùng thuốc

Bệnh gai cột sống ở giai đoạn nhẹ có thể điều trị bảo tồn bằng thuốc làm giảm triệu chứng đau, tê bì chân tay, nhức mỏi, khó chịu.

Bệnh nhân có thể lựa chọn điều trị bằng Tây y, Y học cổ truyền hoặc kết hợp cả hai để có hiệu quả tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chữa gai cột sống cần có sự chỉ định của bác sĩ, không nên sử dụng thuốc bừa bãi để tránh thuốc gây ra tác dụng phụ.

Với những bệnh nhân lựa chọn phương pháp Y học cổ truyền thì cần sự kiên trì, quyết tâm tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ vì phương pháp này an toàn, lành tính, điều trị từ sâu bên trong nhưng tác dụng chậm, khó thấy kết quả rõ rệt.

2. Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu là phương pháp thường được áp dụng trong điều trị bệnh Cột sống. Vật lý trị liệu giúp phòng bệnh, chữa bệnh gai cột sống, phục hồi chức năng và nâng cao sức khỏe bằng các phương pháp dùng nhiệt (siêu âm, điện trị liệu,...), kéo giãn cột sống,...

Bệnh nhân có thể tập thêm các bài tập chữa gai cột sống tại nhà. Lưu ý nên lựa chọn những động tác nhẹ nhàng, an toàn nhưng vẫn có tác dụng kéo giãn cột sống, giảm đau, đả thông kinh mạch.

Vật lý trị liệu gai cột sống được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì nhiều lí do như:

  • Giảm đau, ngăn ngừa cơn đau tái phát
  • Hạn chế co cứng khớp
  • Tăng cường lưu thông máu
  • Giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt hơn
  • Hạn chế nguy cơ phẫu thuật

3. Phẫu thuật cắt gai cột sống

Mổ gai cột sống giúp loại bỏ các gai xương, phục hồi chức năng cột sống. Vậy mổ gai cột sống có nên không?

Phẫu thuật gai cột sống thông thường sẽ được chỉ định khi bệnh đã nặng, gai chèn ép vào tủy, dây thần kinh, làm hẹp ống tủy,...

Phẫu thuật cắt gai cột sống chỉ nên được thực hiện trong trường hợp các phương pháp khác không có hiệu quả, bệnh nhân cần phải thực hiện phẫu thuật để tránh biến chứng, phục hồi chức năng vận động. 

Ngoài ra, mổ gai cột sống nên thực hiện khi:

  • Xương gai lớn chèn ép lên mô mềm khiến vùng da bên ngoài sưng viêm gây đau đớn
  • Gai cột sống gây ra biến chứng như rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn và mất kiểm soát đại tiểu tiện
  • Điều trị bằng các phương pháp khác trên 6 tháng không khỏi

Tuy nhiên, phẫu thuật cắt gai cột sống không phải biện pháp tối ưu vì sau một khoảng thời gian gai xương vẫn có thể xuất hiện lại ở vị trí đó do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.

Để chữa bệnh gai cột sống hiệu quả, bệnh nhân nên tìm tới bác sĩ chuyên khoa giỏi để được khám, chẩn đoán và tư vấn phương án điều trị.

Vì tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp, không nên tự ý điều trị hay áp dụng máy móc phương án điều trị của bệnh nhân khác.

Phòng bệnh gai cột sống

Bệnh cơ xương khớp nói chung và gai cột sống nói riêng mang đến nhiều bất tiện, đau đớn cho bệnh nhân. Cách tốt nhất là nên áp dụng những phương pháp phòng bệnh gai cột sống ngay từ đầu.

  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các chất giàu canxi.
  • Giảm cân nếu béo phì để giảm chịu lực của cột sống.
  • Tập thể dục đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng. 
  • Tránh các tư thế đứng, ngồi khom lưng, khuân vác nặng, quá lâu khi làm việc để không gây áp lực lên cột sống.
  • Hạn chế khiêng vác nặng gây ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng, tránh đội những vật nặng trên đầu gây ảnh hưởng cột sống cổ.
  • Đi khám với các bác sĩ Cột sống trực tiếp hoặc tư vấn từ xa để được chẩn đoán và định hướng phương pháp điều trị khi có dấu hiệu bệnh

Trên đây là tổng hợp của BookingCare về Gai cột sống. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tham khảo thêm nhiều bài viết khác tại chuyên mục Cẩm nang của BookingCare.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
ĐẶT KHÁM