Bệnh thoái hóa cột sống cần được phát hiện và điều trị sớm nhất có thể với các bác sĩ chuyên khoa Cột sống. Bệnh để lâu có thể gây biến chứng, xuất phát các bệnh lý khác, không chỉ gây đau đớn mà còn làm giảm khả năng vận động, đi lại của bệnh nhân.
Để giúp bệnh nhân phòng chống và phát hiện bệnh Thoái hóa cột sống sớm, BookingCare xin chia sẻ bài viết Thoái hóa cột sống: Triệu chứng, biến chứng, nguyên nhân và cách điều trị. Bạn đọc hãy cùng tham khảo.
Lão hóa của cơ thể là quy luật không thể tránh khỏi. Quá trình lão hóa của cơ thể có thể dẫn đến nhiều căn bệnh, trong đó có thoái hóa cột sống. Thoái hóa cột sống là bệnh lý có diễn tiến âm thầm nhưng có thể để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Thoái hóa cột sống là tình trạng lão hóa tự nhiên, gây ra hàng loạt biến đổi hình thái ở sụn khớp, đĩa đệm dần bị bào mòn và mất nước. Bệnh lý thường gặp nhất là Thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa cột sống cổ.
Bệnh lý thoái hóa cột sống được phân loại tùy theo vị trí ảnh hưởng: Thoái hóa đĩa đệm do nhân tủy, thoái hóa thân đốt sống do vòng sợi, viêm thoái hóa khớp ở mỏm khớp, khớp sườn ống và các thay đổi đĩa đệm như lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm.
Tùy từng vị trí thoái hóa trên cơ thể, bệnh nhân sẽ cảm nhận những triệu chứng, dấu hiệu thoái hóa cột sống khác nhau.
Thoái hóa đốt sống cổ hay thoái hóa cột sống cổ ở giai đoạn đầu thường không gây ra triệu chứng gì khiến bệnh nhân khó mà phát hiện được. Người bệnh thường chỉ đi khám khi bệnh đã tiến triển sau một thời gian, gây đau đớn, nhức mỏi. Các triệu chứng thường gặp của thoái hóa cột sống cổ:
Thoái hóa cột sống ngực tuy không thường gặp như thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng nhưng cũng không nên chủ quan vì bệnh vẫn có nguy cơ gặp phải.
Triệu chứng thoái hóa cột sống ngực thường gặp là:
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mãn tính khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa. Có những người mắc thoái hóa cột sống thắt lưng liên quan đến độ tuổi không gặp bất kì triệu chứng nào, nhưng cũng có những bệnh nhân có triệu chứng kéo dài, sau đó biến mất.
Khi gặp phải các triệu chứng thoái hóa cột sống như trên, bệnh nhân không nên chủ quan mà cần đi khám ngay với các bác sĩ Cột sống giỏi để được chẩn đoán tình trạng, tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Xem thêm bài viết:
Thoái hóa cột sống có rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân bệnh thoái hóa cột sông được chia thành 2 nhóm chính.
Nguyên nhân nguyên phát
Tuổi tác ngày càng cao dẫn đến cơ thể cũng dần suy yếu. Quá trình lão hóa là quy luật không thể tránh khỏi. Tuổi cao dẫn đến những sự thay đổi trong cấu trúc cột sống như đĩa đệm mất nước, bao xơ đĩa đệm bị rách, dây chằng xơ hóa, mô sụn bị hao mòn,...
Quá trình thoái hóa theo tuổi tác có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lối sống, sinh hoạt, vận động, thói quen, ăn uống, nghỉ ngơi, công việc của từng người. Có những người bị thoái hóa cột sống từ sớm, cũng có những người tuổi cao nhưng cột sống còn chắc khỏe.
Nguyên nhân nguyên phát
Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không là câu hỏi của nhiều bệnh nhân. Thoái hóa cột sống tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được đi khám và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những bệnh lý khác, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của bệnh nhân.
Gai cột sống là tình trạng hình thành các xương trên đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp. Gai cột sống có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên xương sống, thường gặp là gai cột sống cổ và gai cột sống thắt lưng.
Gai cột sống không có biểu hiện rõ ràng nên rất khó nhận biết. Khi người bệnh phát hiện thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng hoặc phát hiện khi đi khám tổng quát. Các triệu chứng gai cột sống thường gặp nhất là đau buốt vùng cổ và thắt lưng, lan ra các chi gây ra đau đớn, tê bì, rối loạn, chèn ép dây thần kinh gây tụt huyết áp, mất cân bằng, khó thở,...
Bệnh gai cột sống không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bệnh nhân cần được điều trị sớm nhất có thể để giảm bớt triệu chứng, hạn chế sự phát triển thêm của gai.
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể chạy từ lưng dưới qua mặt sau của hai ngón chân. Cơn đau dây thần kinh tọa khá nghiêm trọng, đau từ cột sống thắt lan sang các vị trí khác như đùi, cẳng chân, mắt cá chân, mông. Cơn đau cũng có nhiều mức độ nặng nhẹ, đau nhiều khi ho, hắt hơi, ngồi lâu.
Đau thần kinh tọa nhẹ có thể tự khỏi theo thời gian, nhưng nếu bệnh kéo dài không thuyên giảm hơn 1 tuần hoặc cơn đau dữ dội, bệnh nhân nên đi khám ngay với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Cong vẹo cột sống ở người trưởng thành có thể bắt nguồn từ bệnh thoái hóa cột sống. Cơn đau do bệnh thoái hóa khiến bệnh nhân phải thay đổi tư thế để thích nghi, lâu dần dẫn đến ảnh hưởng về cấu trúc cột sống, gây ra vẹo cột sống.
Khác với cong vẹo cột sống bẩm sinh ở trẻ em, cong vẹo cột sống ở người trưởng thành có thể gây ra nhiều triệu chứng như đau lưng và thắt lưng, cứng khớp, căng cơ,... Cong vẹo cột sống cũng có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể như tim, phổi.
Với mỗi bệnh nhân, các bác sĩ Cột sống sẽ tư vấn điều trị bằng phương pháp phù hợp với tình trạng thoái hóa cột sống.
Bệnh nhân cần khám ban đầu với bác sĩ để được chỉ định, kê đơn một số loại thuốc giảm triệu chứng như:
Bên cạnh phương pháp dùng thuốc, bệnh nhân có thể kết hợp với một số phương pháp vật lý trị trị - phục hồi chức năng hỗ trợ quá trình điều trị như:
Xem thêm bài viết:
Phẫu thuật điều trị bệnh cột sống sẽ được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng "đuôi ngựa", hẹp ống sống nặng, trượt đốt sống độ 3-4, đau cột sống kéo dài trên 6 tháng.
Trước khi thực hiện phẫu thuật cột sống, bệnh nhân sẽ thực hiện các xét nghiệm X-quang, cộng hưởng từ MRI. Tương tự với các bệnh cơ xương khớp khác, phương pháp phẫu thuật cột sống chỉ nên thực hiện khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả, bệnh tình đã tiến triển đến giai đoạn nặng.
Cũng như các phương pháp khác, phẫu thuật không giúp bệnh thoái hóa cột sống khỏi hoàn toàn mà chỉ giúp phục hồi chức năng, hạn chế nguy cơ mất khả năng vận động, làm giảm các biến chứng chèn ép lên dây thần kinh, đưa đốt sống trở lại gần nhất với trạng thái ban đầu.
Điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả cần phải có sự kiên trì của bệnh nhân, áp dụng cả các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Các bài tập trị liệu thoái hóa cột sống vừa là phương pháp điều trị vừa để phòng ngừa bệnh. Bệnh nhân nên thực hiện các bài tập thoái hóa cột sống tại nhà hàng ngày với những động tác giãn cơ lưng, cơ bụng, di động cột sống, kéo dãn cột sống...
Bệnh nhân cũng có thể lựa chọn những bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống nhẹ nhàng nhưng có tác dụng lớn đến cải thiện sức khỏe cơ xương khớp. Bệnh nhân lưu ý lựa chọn những bài tập và tư thế, thời gian và cường độ luyện tập phù hợp.
Bệnh nhân nên duy trì các bài tập thoái hóa cột sống từ 1-2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối, mỗi động tác thực hiện vài lần để có được hiệu quả.
Ngoài ra, bệnh nhân thoái hóa cột sống có thể đi bộ để tăng cường độ dẻo dai của cơ thể, giúp các khớp vận động nhẹ nhàng và tinh thần thoải mái, hỗ trợ tốt cho quá trình chữa bệnh.
Với mỗi tình trạng của bệnh nhân sẽ áp dụng một hay nhiều phương pháp trên. Vì thế bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà nên tới gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thoái hóa cột sống là quá trình lão hóa tự nhiên không thể ngăn cản nhưng có thể làm chậm lại bằng các biện pháp phòng ngừa bằng cách loại bỏ những thoái quen gây hại.
Thoái hóa cột sống mang lại nhiều phiền toái trong cuộc sống, khiến bệnh nhân đau đớn, mệt mỏi. Cách tốt nhất là đi khám với bác sĩ để được tư vấn điều trị sớm nhất có thể. Trong tình hình dịch bệnh, nếu bệnh nhân lo sợ hoặc không có sắp xếp được thời gian đi khám trực tiếp tại các bệnh viện, phòng khám thì có thể lựa chọn khám với Bác sĩ Cột sống online để được tư vấn.
Xem thêm bài viết: