Thoái hóa đốt sống ngực: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 27/12/2016 - Cập nhật lần cuối: 27/10/2024

Nhìn chung cột sống ngực ít bị ảnh hưởng bởi thoái hóa hơn so với cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, thoái hoá đốt sống ngực vẫn có nguy cơ xuất hiện nếu bệnh nhân chủ quan.

Thoái hóa đốt sống ngực: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Thoái hóa đốt sống ngực: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thoái hóa đốt sống ngực là bệnh ít xảy ra nhưng không nên chủ quan vì bệnh để lâu sẽ gây khó khăn trong việc điều trị, thậm chí gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để biết khi nào cần đi khám với các bác sĩ Cột sống.

Thoái hóa đốt sống ngực là gì?

Nhìn chung cột sống ngực hay thoái hóa đốt sống ngực ít bị ảnh hưởng bởi thoái hóa hơn so với cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Nếu bao xơ bị rách gần ống sống, phần nhân nhày đĩa đệm có thể đẩy vào trong ống sống. Có rất ít khoảng trống xung quanh tủy sống, đặc biệt ở vùng cột sống ngực. Rất may, thoát vị địa đệm rất ít khi xảy ra ở cột sống ngực.

Cơ thể con người gồm 33 đốt sống được chia thành 5 phần chính: cột sống cổ, cột sống ngực, cột sống thắt lưng, cột sống cùng và xương cụt. Cột sống ngực nối tiếp sau đốt sống cổ C7, gồm 12 đốt sống được đánh số từ T1-T12. Đốt sống ngực nối liền với đầu của các xương sườn tạo thành khung xương lồng ngực.

Các đốt sống xếp chồng lên nhau tạo thành ống sống chứa tủy sống, rễ thần kinh và các màng tủy, mạch máu.

Thoái hóa đốt sống ngực là tình trạng hao mòn, tổn thương phần rễ thần kinh, đĩa đệm, đốt sống, dây chằng ở vùng ngực gây ra tình trạng đau nhức, mệt mỏi, hạn chế và khó khăn trong vận động.

Thoái hóa đốt sống ngực nếu được phát hiện sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, ngay từ khi có những triệu chứng thoái hóa cột sống ngực ban đầu, bệnh nhân nên đi khám với bác sĩ Cột sống càng sớm càng tốt.

Xem thêm bài viết:

Thoái hóa đốt sống ngực
Vị trí của đốt sống ngực trên cột sống - Ảnh: Vinmec

Triệu chứng thoát hóa cột sống ngực

Ống tủy cột sống ngực chứa các dây cột sống ngực chứa các dây thần kinh chi phối hoạt động của chân, ruột, bàng quan,... Phần dây thần kinh ở cột sống ngực và cột sống cổ liên kết đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Khi các rễ thần kinh bị chèn ép sẽ gây ra rối loạn, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Các triệu chứng bệnh thường âm ỉ kéo dài, không rõ rệt ngay từ đầu nên khi bệnh nhân sơ ý mang vác nặng, chấn thương, hoạt động sai tư thế sẽ đột nhiên làm tăng biểu hiện bệnh, khiến bệnh nhân đau đớn, khó chịu.

Bệnh thoái hóa cột sống ngực sẽ gây ra những triệu chứng sau:

  • Đau vùng lưng trên âm ỉ, đau lâu ngày hoặc đau dữ dội, đau tăng khi vận động, có thể lan ra mạn sườn
  • Đau tức ngực, đau nhức vùng lưng giữa, khó thở
  • Đau dây thần kinh liên sườn, đau nhói mạn sườn do thoái hóa lâu ngày ảnh hưởng tới bề mặt đốt sống, chèn ép dây thần kinh
  • Tê bì, yếu chân, đứng không vững
  • Đau nhức đầu, người thường xuyên mệt mỏi
  • Khó tiêu, rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn chức năng ruột, bàng quang,...

Khi đau ngực, bệnh nhân thường nghĩ tới các bệnh về tim. Tuy nhiên, đó có thể là biển hiện của bệnh Thoái hóa đốt sống ngực.

Đau ngực do thoái hóa đốt sống ngực
Nhiều bệnh nhân lầm tưởng đau ngực là do bệnh tim - Ảnh: Báo Thanh niên 

Nguyên nhân Thoái hóa đốt sống ngực

Tuy ít gặp hơn thoái hóa cột sống cổthoái hóa cột sống thắt lưng, nhưng thoái hóa cột sống ngực cũng dễ gặp phải do các nguyên nhân sau đây:

  • Tuổi tác: Tuổi cao kéo theo sự lão hóa theo thời gian dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc, chức năng của đốt sống gây nên bệnh thoái hóa cột sống sinh lí.
  • Chấn thương, sang chấn kéo dài, ảnh hưởng tới vùng cột sống ngực như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã, va chạm,...
  • Vận động, tập thể dục thể thao sai tư thế
  • Cong vẹo cột sống gây áp lực lên phần cột sống ngực
  • Làm việc nặng nhọc, mang vác quá sức thường xuyên

Điều trị thoái hóa cột sống ngực

Khi có dấu hiệu thoái hóa đốt sống ngực, bệnh nhân nên đi khám ngay tại các bệnh viện, phòng khám Cột sống uy tín, có các bác sĩ giỏi, đầy đủ máy móc thiết bị để việc chẩn đoán, thăm khám và điều trị diễn ra chính xác.

Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị triệu chứng tại nhà mà không có chỉ định của bác sĩ. Nếu cần thiết, bệnh nhân có thể thăm khám với bác sĩ Cột sống từ xa qua Video để được chẩn đoán, tư vấn trước khi đi khám tại bệnh viện, phòng khám.

Xét nghiệm chẩn đoán

  • Chụp X-quang
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán các bệnh lý thoái hóa cột sống

Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống ngực

Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa cột sống, tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Sau khi thăm khám ban đầu và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh nhân không nên chủ quan hoặc tự ý điều trị thoái hóa cột sống ngực tại nhà vì có thể khiến bệnh trở nặng hơn. Bệnh nhân cần phải được thăm khám, tư vấn trực tiếp với bác sĩ tại các bệnh viện, phòng khám uy tín hoặc tư vấn online và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.

Phương pháp nội khoa (Điều trị bằng thuốc) 

Bệnh thoái hóa cột sống chung hay thoái hóa cột sống ngực chưa có thuốc đặc trị bởi đây là quá trình lão hóa tự nhiên không thể phục hồi hay chữa lành. Do đó, điều trị thoái hóa cột sống ngực dựa trên nguyên tắc điều trị triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Thuốc được sử dụng trong điều trị thoái hóa đốt sống ngực thường là

  • Thuốc giảm đau, giúp bệnh nhân đỡ đau nhức, khó chịu.
  • Chống viêm không steroid
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc chống trầm cảm: chỉ định khi bệnh nhân đau kéo dài dẫn đến lo âu, trầm cảm
  • Thuốc tiêm ngoài màng cứng

Các biện pháp không dùng thuốc

Bên cạnh điều trị bảo tồn và giảm triệu chứng, bệnh nhân có thể kết hợp các phương pháp điều trị không dùng thuốc hỗ trợ:

  • Vật lí trị liệu: Giảm đau, sửa tư thế sai lệch, duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, điều trị đau gân và cơ kết hợp
  • Nhiệt điều trị: Siêu âm, hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn
  • Kéo dãn cột sống, châm cứu, xoa bóp
  • Các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp

Điều trị ngoại khoa (Phẫu thuật)

Trong các trường hợp bệnh nặng, không thể điều trị bảo tồn, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm phẫu thuật điều trị thoái hóa đốt sống ngực. Phẫu thuật được thực hiện trong các trường hợp:

  • Thoát vị đĩa đệm kết hợp với đau thần kinh tọa kéo dài lâu ngày không khỏi
  •  Có biểu hiện hẹp ống sống và dấu hiệu thần kinh tiến triển nặng

Xem thêm bài viết:

Vật lí trị liệu chữa thoái hóa đốt sống ngực
Châm cứu là một trong những phương pháp điều trị Thoái hóa đốt sống ngực 

Phòng bệnh Thoái hóa đốt sống ngực

Tuy bệnh thoái hóa đốt sống ngực ít khi gặp phải nhưng bệnh nhân cũng không nên chủ quan mà cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh thoái hóa cột sống nói chung và thoái hóa cột sống ngực nói chung.

  • Không nên ngồi quá lâu ở một tư thế, thay đổi tư thế sau 1 tiếng
  • Tránh đứng nhiều, đứng quá lâu một chỗ, mang vác vật nặng
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, thực hiện các bài tập có tác dụng giảm nguy cơ thoái hóa cột sống
  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều rau xanh, thực phẩm chứ vitamin và canxi, hạn chế tối đa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, không nên làm việc quá sức, thức khuya
  • Người bị thoái hóa cột sống nhẹ có thể thực hiện những bài tập nhẹ như dưỡng sinh, đi bộ, không nên chơi những môn thể thao nặng như tennis, đánh gôn,...
  • Điều chỉnh cân nặng hợp lý
  • Sớm phát hiện và điều trị các bệnh về dị tật xương khớp, cột sống
Bài tập chữa thoái hoa cột sống
Bài tập phòng bệnh Thoái hóa cột sống tái phát - Ảnh: Sức khỏe đời sống 

Bạn đọc nên cảnh giác với căn bệnh thoái hóa đốt sống ngực, tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất có thể.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://www.dieutri.vn/benhnoikhoadieutri/thoai-hoa-cot-song-chan-doan-va-dieu-tri-noi-khoa
2. http://benhvien115.com.vn/kien-thuc-y-khoa-/chu-dong-phong-ngua-thoai-hoa-cot-song/2017070611104792#:~:text=%C4%90%E1%BB%83%20ph%C3%B2ng%20tr%C3%A1nh%20s%E1%BB%9Bm%20b%E1%BB%87nh,%C4%91%E1%BB%A9ng%20l%C3%A2u%2C%20mang%20v%C3%A1c%20n%E1%BA%B7ng.
3. https://suckhoedoisong.vn/chung-dau-nguc-khong-do-tim-n33208.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/