6 Bệnh Cột sống thường gặp? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
6 Bệnh Cột sống thường gặp? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
6 Bệnh Cột sống thường gặp? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
6 Bệnh Cột sống thường gặp? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh: Pinterest

6 Bệnh Cột sống thường gặp? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh cột sống là bệnh lý thường gặp, bao gồm các bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, vẹo cột sống, đau thần kinh tọa,... Để biết mình có mắc bệnh cột sống hay không, cần chú ý đến dấu hiệu, nguyên nhân để có cách điều trị phù hợp.

Bệnh Cột sống là dạng bệnh lý khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Bệnh gây ra đau đớn, nhức mỏi, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, giảm khả năng hoạt động và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Có nhiều bệnh thường gặp ở cột sống. Các bệnh lý về cột sống đều cần được chẩn đoán, phát hiện và điều trị sớm nhất có thể.

Bệnh nhân nên chú ý phòng bệnh, đồng thời đi khám với bác sĩ chuyên khoa Cột sống ngay khi có các dấu hiệu ban đầu để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn, không nên chủ quan, kéo dài khiến bệnh trở nặng, khó chữa.

Chức năng của Cột sống

Cột sống là xương sống chạy từ nền xọ xuống xương chậu, đóng vai trò là trụ cột nâng đỡ cơ thể và bảo vệ tủy sống không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài.

Cột sống gồm 3 phần: Cột sống cổ, cột sống ngực và cột sống thắt lưng. 3 phần cột sống tạo thành đường cong chữ S tự nhiên cho cơ thể.

Vai trò của cột sống là vô cùng quan trọng với cơ thể. Cột sống có chức năng nâng đỡ, giúp cơ thể uốn cong, vặn mình, đứng thẳng. Ngoài ra, mỗi phần cột sống sẽ có những chức năng khác nhau:

  • Cột sống cổ là phần trên cùng của cột sống, gồm 7 đốt sống đánh thứ tự từ C1-C7. C1 nằm ở giữa hộp sọ và phần sau của cột sống, C2 là trục có hình chiếu xương khớp với lỗ trên C1, giúp cổ có thể quay, cử động. 
  • Cột sống ngực gồm 12 đốt sống, đánh số từ T1-T12. Cột sống ngực gắn với xương sườn tạo sự ổn định, hỗ trợ cấu trúc ở lưng trên và hạn chế các cử động liên quan, bảo vệ các cơ quan bên trong gồm tim, phổi. Cột sống ngực cong ra ngoài, tạo thành hình chữ C ngược.
  • Cột sống thắt lưng: Gồm 5 đốt sống dưới được đánh số từ L1-L5, một số người có tới đốt thứ 6. Cột sống thắt lưng nối 2 xương cùng và xương cụt, các đốt sống lớn, uốn cong vào trong và phải chịu phần lớn trọng lượng cơ thể. Đây là vùng cột sống chịu nhiều áp lực, chuyển động nên rất dễ bị tổn thương.
Giải phẫu cột sống
Hình ảnh giải phẫu cột sống - Ảnh: wordpress 

Bệnh Cột sống thường gặp

Cột sống đóng vai trò, chức năng quan trọng đối với cơ thể con người. Chính vì tham gia vào tất cả các hoạt động trong ngày, nên cột sống thường gặp phải nhiều bệnh lý, đặc biệt là người lớn tuổi hoặc người phải hoạt động nhiều.

1. Thoái hóa Cột sống

Thoái hóa cột sống là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, bệnh phát triển theo tuổi tác, đồng thời dễ gặp ở những người lao động nặng, thường xuyên làm việc chân tay, thường xuyên mang, vác, đội đồ nặng. Bệnh chèn ép tủy sống gây đau đớn, tê bì chân tay, đi lại khó khăn.

Tuổi tác càng cao khiến cho cấu trúc cột sống bị hư hại trầm trọng: đĩa đệm mất nước, bao xơ đĩa đệm rách, mô sụn hao mòn, dây chằng xơ hóa,... Mỗi người sẽ có quá trìn thoái hóa nhanh chậm khác nhau phụ thuộc vào lối sinh, sinh hoạt, lao động và làm việc.

Triệu chứng thoái hóa cột sống đa dạng, tùy thuộc vào vị trí thoái hóa.

Thoái hóa cột sống cổ

  • Đau nhức, khó khăn khi vận động, cứng cổ
  • Tê yếu, liệt bả vai, cánh tay, ngón tay, mất cảm giác đôi bàn tay
  • Ngáp nhiều, hay nấc, đau đầu, chóng mặt

Thóa hóa cột sống thắt lưng

  • Đau thắt lưng âm ỉ nhiều ngày hoặc đau dữ dội, đau tăng khi ngồi lâu hoặc mang vác, nâng đỡ đồ vật nặng
  • Cơn đau lan xuống chân khiến bệnh nhân khó đi lại, di chuyển, đứng không vững, sợ ngã

Xem thêm:

Thoái hóa cột sống
Hình ảnh cột sống bị thoái hóa - Ảnh: tuoitrexahoi.vn 

2. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh về cột sống. Ở nước ta, độ tuổi mắc thoát vị đĩa đệm trung bình là 30-60 tuổi. Hiện nay, bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa, tỉ lệ người mắc bệnh khi còn ít tuổi ngày càng gia tăng. Vì vậy, đây là bệnh lý cần phải đề phòng, không nên chủ quan.

Thoát vị đĩa đệm có thể xuất hiện sau khi bệnh nhân bị chấn thương cột sống. Chấn thương cột sống khiến quá trình thoát vị đĩa đệm diễn ra sớm và nhanh hơn. Trong thoái hóa cột sống, đĩa đệm cũng là thành phần bị thoái hóa trước tiên, sau đó mới tới các thành phần khác.

Thoát vị đĩa đệm có những triệu chứng điển hình, bệnh nhân nên chú ý đi khám chữa bệnh:

  • Đau nhức, tê bì chân tay
  • Yếu cơ, bại liệt
  • Đại tiểu tiện mất tự chủ
  • Mất cảm giác vùng "yên ngựa": Má đùi trong, quanh hậu môn, phía sau chân

3. Cong vẹo Cột sống

Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống cong bất thường sang trái hoặc sang phải so với cột sống bình thường. Cong vẹo cột sống là một dị tật nguy hiểm, dễ để lại biến chứng và ảnh hưởng đến các cơ quan khác liên quan.

Tình trạng cong vẹo cột sống thường gặp nhất ở trẻ em gây ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao và các bộ phận khác trong cơ thể, đồng thời gây ảnh hưởng tới khung ngực, khung chậu, tim và phổi.

Triệu chứng vẹo cột sống:

  • Chênh lệch rõ rệt giữa hai vai
  • Hông cao hông thấp, lằn xương sườn rõ rệt ở một bên
  • Cột sống không thẳng, có những đoạn cao bất thường, đốt sống gồ lên, đường hõm 2 bên eo lệch nhau
  • Cổ, cơ thể lệch hẳn về một bên

Người có nguy cơ cao bị cong vẹo cột sống thường có tư thế ngồi, đi đứng sai, ăn uống thiếu chất, tiền sử gia đình có người mắc bệnh.

Cong vẹo cột sống
So sánh cột sống bình thường và cột sống bị cong vẹo - Ảnh: benh.edu 

4. Gai cột sống

Gai cột sống là một dạng thoái hóa cột sống, có hiện tượng xương mọc ra phía ngoài và hai bên cột sống gọi là gai xương. Gai có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cột sống, thông thường nhất là gai đốt sống cổ và gai đốt sống lưng.

Bệnh gai đốt sống gây đau đớn, bất tiện, cản trở hoạt động của bệnh nhân do gai chèn ép vào dây thần kinh. Thông thường, bệnh gai cột sống không có biểu hiện rõ rệt cho đến khi gai cọ vào các xương khác, rễ thần kinh hoặc dây chằng. Biểu hiện của bệnh gai cột sống thường gặp là:

  • Đau cổ, đau vai, đau thắt lưng, đau lan qua tay và xuống chân
  • Mất cảm giác ở ví trị cột sống mắc bệnh
  • Cơ thể mất cân bằng, cơ bắp yếu đi
  • Đại tiểu tiện mất kiểm soát
  • Rối loạn thần kinh thực vật

5. Chấn thương cột sống

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chấn thương cột sống như tai nạn giao thông, ngã từ trên cao, chơi thể thao. Chấn thương cột sống là tình trạng các đốt sống bị tổn thương như gãy, vỡ, lệch, chảy máu, phù nề hoặc đứt ngang dây sống.

Cột sống bị chấn thương ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng đỡ cơ thể cũng như liên quan đến chức năng của hệ thần kinh. Tủy sống bị tổn thương khiến bệnh nhân có nguy cơ tàn phế hoàn toàn, dùng máy thở cả đời, liệt hai chi dưới.

Triệu chứng chấn thương cột sống phụ thuộc vào vị trí, tình trạng của bệnh nhân:

  • Tổn thương đốt sống chưa ảnh hưởng đến tủy sống gây đau đớn tại vị trí chấn thương.
  • Tổn thương có chèn ép hoặc tổn thương dây sống gây tụt huyết áp nhưng mạch chậm, rối loạn cảm giác, yếu liệt chi, rối loạn cơ vòng.

Khi bệnh nhân bị chấn thương cột sống, việc cần làm là bất động, tránh di chuyển vì có thể gây thêm tổn thương, đứt gãy ngang tủy sống. Bệnh nhân cần được sơ cứu và cấp cứu bởi nhân viên y tế hoặc bác sĩ có hiểu biết, trình độ chuyên môn.

6. Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là hội chứng thần kinh có đặc điểm là cơn đau dọc theo lộ trình dây thần kinh tọa và các nhánh của dây thần kinh tọa. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi 30-60, đặc biệt là ở nam giới. Nguyên nhân đau thần kinh tọa chủ yếu là những tổn thương ở cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm.

Đau thần kinh tọa có triệu chứng điển hình là các cơn đau lan dọc xuống chi dưới theo hướng của dây thần kinh tọa. Cơn đau thường đột ngột sau khi gắng sức, sang chấn vùng thắt lưng hoặc bước hụt. Cơn đau có thể âm ỉ kéo dài lâu ngày, tăng lên khi thay đổi tư thế, ho, hắt hơi, đau nhiều về đêm, ngoài ra còn xuất hiện dị cảm.

Đau thần kinh tọa nhẹ có thể tự khỏi theo thời gian. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng nêu trên kéo dài trên 1 tuần, không thể tự chăm sóc giảm nhẹ, ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân nên đi khám với bác sĩ ngay lập tức để tránh biến chứng nguy hiểm.

Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa do Thoát vị đĩa đệm - Ảnh: nilp.vn 

Nguyên nhân bệnh cột sống

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh cột sống thường gặp, bạn đọc nên biết để có những biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Căng giãn quá mức, tác động mạnh gây chấn thương

  • Căng cơ, căng dây chằng
  • Co thắt cơ cạnh cột sống
  • Ngã, té gây chấn thương
  • Cố sức nâng đỡ vật nặng
  • Tập thể dục thể thao quá sức, sai cách

Bất thường trong cấu trúc

Dị tật và tổn thương trong cấu trúc kéo dài khiến hoạt động sinh lý của cột sống thay đổi gây ra đau đớn. Một sống dạng cấu trúc bất thường:

  • Vỡ đĩa đệm
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Viêm khớp
  • Thoái hóa
  • Độ cong cột sống thay đổi

Thói quen, tư thế hàng ngày

Thói quen hàng ngày tưởng chừng vô hại nhưng có thể ảnh hưởng lớn đến cột sống.

  • Thường xuyên hoạt động nặng nhọc
  • Mang vác, nâng đỡ vật nặng không đúng cách
  • Đeo cặp sách, balo quá nặng, lệch về một bên
  • Khom lưng, vắt chéo chân khi ngồi
  • Dài cổ về phía trước khi xem tivi, máy tính, lái xe
  • Ngủ đệm cứng, gối cao

Các nguyên nhân khác

  • Yếu tố di truyền từ các thành viên trong gia đình
  • Mang thai
  • Thể lực kém, ít vận động
  • Thừa cân, béo phì
  • Người già, người cao tuổi
  • Các bệnh lý khác như ung thư, viêm khớp
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống
Một số nguyên nhân thoái hóa cột sống - Ảnh: cherokeessecret.vn

Điều trị bệnh Cột sống

Chẩn đoán bệnh Cột sống

Trước khi tiến hành điều trị, bệnh nhân sẽ thực hiện khám ban đầu với bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân khởi phát bệnh, thực hiện các nghiệm pháp đánh giá tình trạng hiện tại. Sau đó nếu cần, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu.

Phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được áp dụng trong khám chữa bệnh cột sống là X-quang giúp đánh giá nhanh chóng và cơ bản về cấu trúc đốt sống, tình trạng hẹp đốt liên hợp. Chụp CT cột sống giúp khảo sát về cấu trúc xương sống để chẩn đoán lao cột sống, u cột sống.

Để quan sát kĩ hơn về tủy sống, dây chằng, cơ, rễ thần kinh và các các phần mềm thì cần phải chụp MRI cột sống. Trong các trường hợp nghi ngờ thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân sẽ được chỉ định đo điện cơ. 

Điều trị bệnh Cột sống

Nhiều bệnh nhân bị đau do bệnh cột sống thường cố tìm cách tự chữa bệnh cột sống tại nhà. Nhưng nếu không có kiến thức, việc điều trị kéo dài, sai phương pháp sẽ dẫn đến nhiều hậu quả. Cách tốt nhất để điều trị bệnh cột sống là đi khám với bác sĩ để điều trị bệnh tận gốc.

Phương pháp điều trị bệnh cột sống tùy thuộc vào loại bệnh, tình trạng của bệnh nhân. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh cột sống như:

  • Phương pháp nội khoa (Dùng thuốc)
  • Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng
  • Phương pháp ngoại khoa (Phẫu thuật điều trị bệnh cột sống)

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân nên thực hiện thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, tập thể dục nhẹ nhàng kết hợp với nghỉ ngơi vừa đủ để bệnh nhanh chóng được cải thiện.

Nếu bệnh nhân chưa sắp xếp được thời gian, công việc để đi khám trực tiếp với bác sĩ tại các bệnh viện, phòng khám, cách tốt nhất là bệnh nhân nên lựa chọn khám với các bác sĩ Cột sống từ xa qua Video để được chuẩn đoán, tư vấn phương pháp điều trị kịp thời, không để bệnh kéo dài quá lâu gây khó khăn trong điều trị.

Chụp cộng hưởng từ MRI
Chụp MRI là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh cột sống - Ảnh: PK Vietlife 

Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về 6 bênh Cột sống thường gặp? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị. Hy vọng bài viết có thể mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc và người thân.

Xem thêm:

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare