Nguyên nhân và cách phòng ngừa viêm tuyến nước bọt hiệu quả

Tác giả: - Xuất bản: 07/01/2024 - Cập nhật lần cuối: 30/01/2024
Nguyên nhân và cách phòng ngừa viêm tuyến nước bọt hiệu quả
Nguyên nhân và cách phòng ngừa viêm tuyến nước bọt hiệu quả - Ảnh: BookingCare
Viêm tuyến nước bọt thường do virus, vi khuẩn kết hợp với một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh. Vì vậy việc hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng ngừa viêm tuyến nước bọt là vô cùng quan trọng.

Viêm tuyến nước bọt là một bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp của con người. Viêm tuyến nước bọt có thể gây ra các triệu chứng như ho, khò khè, đau họng và khó thở, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Để có các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả ta cần phải biết đâu là nguyên nhân gây ra viêm tuyến nước bọt.

Nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt

Nhiễm trùng tuyến nước bọt còn được gọi là viêm tuyến nước bọt chủ yếu do vi khuẩn hoặc virus gây ra, cụ thể:

Do vi khuẩn 

  • Là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tuyến nước bọt cấp tính, trong đó Staphylococcus hay tụ cầu vàng chiếm đa số. 
  • Các triệu chứng có thể gặp là đau, sưng tấy tuyến nước bọt một bên kèm sốt. Tuyến nước bọt mang tai là tuyến có nguy cơ nhiễm khuẩn cao nhất.
  • Tình trạng mất nước, suy dinh dưỡng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
phong-ngua-viem-tuyen-nuoc-bot
Sốt là một trong những biểu hiện quan trọng khi mắc viêm tuyến nước bọt - Ảnh: BookingCare

Do virus và nấm 

  • Các loại virus có thể gây viêm tuyến nước bọt như virus gây suy giảm miễn dịch ở người HIV, virus cúm A, virus Herpes, Coxsackievirus,... Bệnh quai bị là một ví dụ về nhiễm virus tại tuyến nước bọt mang tai. 
  • Tình trạng sưng xảy ra chủ yếu ở tuyến mang tai ở cả hai bên mặt, tạo nên vẻ ngoài như "má sóc chuột". Triệu chứng khởi phát là sốt và nhức đầu, sau đó là các triệu chứng của viêm tuyến nước bọt.

Khối u trong tuyến nước bọt

Hầu hết các khối u tuyến nước bọt đều lành tính, tuy nhiên khi phát hiện có khối u xuất hiện ở các tuyến nước bọt bạn hãy đi kiểm tra để có kết quả chính xác nhất.

Sỏi nước bọt

  • Là nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng tuyến nước bọt. Sỏi nước bọt là sự tích tụ của các chất cặn nước bọt được kết tinh lại. 
  • Viêm tuyến nước bọt xảy ra khi sỏi chặn dòng nước bọt khiến nước bọt không thể thoát ra khỏi ống dẫn mà chảy ngược lại vào tuyến, gây đau và sưng tấy. Cơn đau thường lặp đi lặp lại, được cảm nhận ở một tuyến và ngày càng nặng hơn. 
  • Nếu sự tắc nghẽn không được giải quyết có khả năng gây viêm tuyến nước bọt.

Hội chứng Sjogren

Là một bệnh tự miễn mạn tính, trong đó các tế bào của hệ thống miễn dịch cơ thể tấn công tuyến nước bọt và các tuyến sản sinh độ ẩm khác gây khô miệng và mắt.

Yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tuyến nước bọt

Bệnh có thể mắc ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố sau có thể làm tăng khả năng mắc bệnh của bạn, cụ thể:

  • Độ tuổi từ 65 trở lên
  • Người có bệnh mạn tính như đái tháo đường (tiểu đường), tăng huyết áp, ung thư,...
  • Tình trạng suy dinh dưỡng, HIV/AIDS có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh do hệ thống miễn dịch bị suy giảm
  • Những người uống rượu lâu năm, nghiện rượu do acetaldehyde tiếp xúc với các mô trong khoang miệng, lưỡi và nước bọt có thể làm hỏng tuyến nước bọt, kích ứng miệng và lưỡi, gây viêm nướu, sâu răng, thậm chí là mất răng.
  • Hút thuốc lá, thuốc lào lâu năm.
  • Một số nghề nghiệp như thổi kèn, thổi thuỷ tinh làm tăng áp lực khoang miệng dẫn đến tăng áp lực ngược dòng ở ống dẫn tuyến nước  bọt.

Nhiễm trùng nước bọt lan đến các mô sâu ở đầu và cổ có thể đe dọa tính mạng, vì vậy việc nắm rõ nguyên nhân cũng như cách phòng chống bệnh hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Phòng ngừa viêm tuyến nước bọt hiệu quả

Hiện tại không có phương pháp nào để ngăn ngừa hoàn toàn tình trạng nhiễm trùng tuyến nước bọt mà chúng ta chỉ có thể giảm nguy cơ bị nhiễm trùng, bằng cách: 

  • Uống nước đủ 2 lít/ngày, kể cả khi bạn không cảm thấy khát.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng: đánh răng 2 lần/ngày kết hợp dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám ở các kẽ răng, tránh để đồ ăn tồn đọng quá lâu gây sâu răng, viêm nướu,... tạo điều kiện cho viêm tuyến nước bọt.
  • Thực hiện xoa bóp, mát xa, chườm ấm lên tuyến bị ảnh hưởng giúp bệnh nhân dễ chịu, thoải mái.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm, hoặc các thuốc súc miệng có tính kìm khuẩn sát khuẩn.
  • Tránh đồ uống có cồn như rượu bia vì acetaldehyde dễ dàng làm hỏng các mô trong miệng, hỏng tuyến nước bọt, sâu răng,...; tránh đồ uống có tính acid cao như nước có ga gây kích ứng răng miệng.

Bạn hãy cố gắng duy trì những thói quen trên kể cả khi không có yếu tố nguy cơ bị viêm tuyến nước bọt bởi các phương pháp này cũng giúp tăng cường sức khỏe răng miệng cho bạn.

Trên đây là nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm tuyến nước bọt mà bạn có thể tham khảo.