Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy nguyên nhân chính gây viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được xác định chính xác rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng có sự kết hợp của yếu tố di truyền, hormone và các yếu tố môi trường.
Tìm hiểu các nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp
1. Yếu tố di truyền
Viêm khớp dạng thấp không phải là bệnh di truyền, tuy nhiên các nghiên cứu đã chi ra rằng yếu tố gen đóng vai trò làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Đặc biệt, những người có các biến thể trong gene HLA (Human Leukocyte Antigen - Hệ thống kháng nguyên bạch cầu ở người) có khả năng cao hơn khởi phát và phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp. Gene HLA giúp hệ thống miễn dịch phân biệt giữa các protein do cơ thể sản xuất và protein từ các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus.
Lưu ý, không phải ai bị viêm khớp dạng thấp cũng tồn tại những gen HLA và không phải ai có gen này cũng bị viêm khớp dạng thấp.
2. Yếu tố hormone
Sự tác động của hormone cũng được cho là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc và phát triển viêm khớp dạng thấp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự sự mất cân bằng nội tiết tố (mức độ thấp của estrogen và progesterone) có thể dẫn đến hoặc làm tăng các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.
So với nam giới, nữ giới có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn 2 - 3 lần. Một nghiên cứu khác cho thấy phụ nữ mãn kinh sớm (trước tuổi 45) có thể tăng nguy cơ mắc và gặp phải các triệu chứng nhẹ hơn của viêm khớp dạng thấp.
3. Yếu tố môi trường
Một số yếu tố môi trường như hút thuốc lá, căng thẳng, stress, ô nhiễm môi trường, thời tiết khắc nghiệt,... có thể là nguyên nhân gây kích thích cho hệ thống miễn dịch tấn công các khớp.
Thông thường, hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật. Với người bệnh viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch lại tấn công nhầm các mô khỏe mạnh trong cơ thể.
4. Yếu tố gia đình
Có sự liên kết rõ ràng giữa viêm khớp dạng thấp và yếu tố gia đình. Nếu bạn có người thân trong gia đình bị bệnh này, bạn có nguy cơ cao hơn phát triển viêm khớp dạng thấp.
5. Hút thuốc lá và béo phì
Hút thuốc lá không chỉ tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp mà còn làm bệnh trở nên nặng hơn. Ngoài ra, béo phì cũng là yếu tố tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp.
Tổng kết chung, viêm khớp dạng thấp là bệnh lý phức tạp với nhiều yếu tố gây bệnh khác nhau. Mặc dù nguyên nhân chính vẫn chưa được xác định rõ ràng, sự kết hợp của yếu tố di truyền, hormone và môi trường đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh lý này. Hiểu rõ về các yếu tố gây bệnh sẽ giúp chúng ta nhận biết và quản lý bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả hơn.