Bệnh viêm loét dạ dày là một bệnh đường tiêu hóa phổ biến. Theo Hội khoa học Tiêu hóa, tại Việt Nam, có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh dạ dày, nguy cơ mắc viêm loét dạ dày ở nam giới gấp 4 lần so với nữ.
Vậy nguyên nhân viêm loét dạ dày là gì? Cùng tham khảo ý kiến của chuyên gia trong bài viết dưới đây.
Bệnh viêm loét dạ dày được định nghĩa là tổn thương làm mất chất, vượt qua lớp cơ niêm đến các lớp sâu hơn của thành dạ dày hoặc tá tràng. Khái niệm này giúp phân biệt loét và trợt, vì đều là tổn thương mất chất nhưng trợt ở mức độ nông hơn. Loét dạ dày – tá tràng khi lành sẽ để lại sẹo.
Bệnh xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công chiếm ưu thế hơn so với yếu tố bảo vệ.
Các yếu tố tấn công thường thấy là vi khuẩn Helicobacter pylori (H.p) và thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).
Các yếu tố như: căng thẳng và stress kéo dài, sử dụng nhiều rượu bia, hút thuốc lá và thay đổi thói quen ăn uống tuy không được xem là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến loét, nhưng có thể là yếu tố nguy cơ góp phần làm giảm các yếu tố bảo vệ như chất nhầy, bicarbonate,…trên nền các nguyên nhân có sẵn như nhiễm H.p không triệu chứng hoặc đang sử dụng thuốc NSAID, làm xuất hiện triệu chứng khó tiêu và thúc đẩy quá trình loét dạ dày – tá tràng.
Các nguyên nhân phổ biến dẫn tới viêm loét dạ dày bao gồm:
Vi khuẩn HP lây qua đường miệng (ăn uống, nước bọt), nguồn nước, dùng chung đồ vệ sinh cá nhân….
Loét tá tràng có liên quan đến viêm dạ dày do H.pylori ở hang vị, do giảm tế bào D bài tiết somatostatin (có nhiệm vụ ức chế bài tiết gastrin), làm tăng tiết gastrin dẫn đến tăng tiết axit, dẫn đến chuyển sản niêm mạc dạ dày ở tá tràng, vi khuẩn H.p chuyển xuống cư trú và tấn công niêm mạc, gây ra loét tá tràng.
Loét dạ dày là hậu quả của quá trình viêm mạn tính ở toàn bộ niêm mạc dạ dày do vi khuẩn Hp tấn công, dẫn đến loạn sản và nghịch sản tế bào ở dạ dày, nguy cơ diễn tiến thành loét và ung thư biểu mô tuyến dạ dày.
Thuốc chống viêm không Steroid thường có trong các loại thuốc giảm đau như: Aspirin, Ibuprofen (Advil, Motrin)… Dùng các loại thuốc trên sẽ khiến ức chế enzym COX2 – enzyme chính trong việc tổng hợp prostaglandin – một chất đóng vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, trừ aspirin được chỉ định sử dụng ở liều thấp, những loại thuốc giảm đau này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Hội chứng Zollinger - Ellison
Hội chứng này gây ra do tình trạng tăng tiết axit đáng kể đi kèm với tổn thương u tiết hormone gastrin gây kích thích bài tiết axit. Tuổi khởi phát trung bình là 41. Người bệnh mắc hội chứng này thường có triệu chứng đau bụng và tiêu chảy, buồn nôn, có thể nôn hoặc tiêu phân có máu.
Nội soi dạ dày phát hiện ra loét ở các vị trí không thường gặp, loét không đáp ứng với các điều trị nội khoa tối ưu, trên đối tượng không nhiễm vi khuẩn H.p và không sử dụng thuốc NSAIDs.
Loét dạ dày tá tràng do stress
Tình trạng tổn thương niêm mạc cấp tính, có thể trong vòng 24 giờ gặp ở các bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng, đang nhập viện ở khoa săn sóc tích cực. Các yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm: Suy hô hấp, rối loạn đông máu, suy gan, suy thận, nhiễm khuẩn huyết, tụt huyết áp, chấn thương đầu, bỏng nặng…
Nguyên nhân của loét do stress là do có sự giảm các yếu tố bảo vệ niêm mạc, do tăng nồng độ muối mật, hoặc độc chất urea, hoặc giảm tưới máu niêm mạc dạ dày trong bệnh cảnh nặng. Ngoài ra, trong bệnh chấn thương đầu có thể có tình trạng tăng tiết axit do tăng tiết gastrin lên tế bào thành dạ dày.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân hiếm gặp khác cũng có thể gây loét dạ dày – tá tràng như Một số bệnh khác (như ung thư dạ dày, ung thư dạ dày ,ung thư hạch, bệnh Crohn) có thể gây ra các vết loét giống như loét dạ dày. Các nguyên nhân hiếm gặp hơn gây loét dạ dày tá tràng bao gồm viêm dạ dày ruột do tăng bạch cầu ái toan, nhiễm virus (ví dụ: cytomegalovirus), bệnh Behcet ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, nhiễm vi khuẩn Helicobacter heilmannii…
Chuyên gia tiêu hóa cho rằng để phòng bệnh viêm loét dạ dày, bạn đọc cần lưu ý: