Nhận biết các loại sẹo rỗ thường gặp
Nhận biết các loại sẹo rỗ thường gặp
Nhận biết các loại sẹo rỗ thường gặp
Nhận biết các loại sẹo rỗ thường gặp - Ảnh: BookingCare

Nhận biết các loại sẹo rỗ thường gặp

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 25/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 15/01/2024
Hiện nay, các chuyên gia phân loại các loại sẹo rỗ thông qua hình dạng của chúng. Dưới đây là các loại sẹo rỗ phổ biến, cần hiểu rõ để có cách điều trị phù hợp mang lại hiệu quả tối ưu.

Việc hiểu rõ về từng loại sẹo rỗ mình gặp phải sẽ giúp bạn quyết định được phương pháp điều trị phù hợp với bản thân, từ đó tình trạng sẹo rỗ sẽ dần được cải thiện. Ngoài ra, cần kết hợp với thăm khám và tư vấn từ bác sĩ, cơ sở y tế uy tín để xác định đúng loại sẹo rỗ mình gặp phải tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm trong quá trình điều trị.

Các loại sẹo rỗ thường gặp

Để có thể hiểu rõ hơn về từng loại sẹo rỗ ta dựa vào hình dạng của chúng để phân loại thành các dạng khác nhau. Từ đó, áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất cho từng loại sẹo rỗ. Các loại sẹo rỗ thường gặp là:

  • Sẹo chân đáy nhọn: Loại sẹo này có hình dạng như vật nhọn đâm sâu vào cấu trúc da, thường rộng hơn 2mm và sâu hơn 0.5mm, tạo ra bề mặt da lỗ chỗ. Nguyên nhân thường là do không điều trị mụn trứng cá kịp thời và cách điều trị khá khó khăn.
  • Sẹo hình chân vuông: Loại sẹo này thường có các cạnh thẳng đứng, rộng hơn sẹo chân đáy nhọn. Chúng giống như một vết lõm lớn hoặc miệng núi lửa, hình thành do nặn mụn sai cách hoặc bệnh thủy đậu để lại.
  • Sẹo hình đáy tròn: Loại sẹo này có đặc điểm là các vết lõm có cạnh dốc, nhấp nhô trên bề mặt da như hình lượn sóng khiến da trông kém mịn màng, thường xuất hiện ở má dưới và cằm.
  • Sẹo rỗ hỗn hợp: Là sự kết hợp của tất cả các dạng sẹo rỗ đáy nhọn, chân vuông, đáy tròn… Do từng bị sẹo rỗ trước đó, hoặc do bị nhiều loại mụn, vết viêm nhiễm đó to hay nhỏ và cơ địa mỗi người mà có thể hình thành nên các dạng sẹo rỗ khác nhau.
Các loại sẹo rỗ thường gặp. - Ảnh Internet

Trong đó sẹo hình phễu chiếm 60-70%, sẹo lòng chảo chiếm 15-25%, sẹo đấy phẳng chiếm 20-30%.

Dấu hiệu nhận biết sẹo rỗ 

Nhận biết sẹo rỗ không phải là vấn đề khó khăn, bác sĩ sẽ dùng đèn với ánh sáng chếch để thăm khám phát hiện sẹo rỗ. 

  • Sẹo rỗ là những vết lõm trên bề mặt da, nhỏ hơn vết thương ban đầu và không gây đau đớn. Da có thể trở nên lồi lõm, khô nhám và sần sùi.
  • Trong giai đoạn bị mụn, nếu không chăm sóc đúng cách, có thể dẫn đến tình trạng mụn viêm nặng. Mụn viêm có bọc mủ và tràn vào lớp hạ bì, gây tổn thương và tạo sẹo rỗ sau khi lành.
  • Sẹo rỗ thường xuất hiện ở má, cằm, mũi do tổn thương bởi mụn. Khả năng mụn rỗ xuất hiện cũng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Tóm lại trên đây là các loại sẹo rỗ mà BookingCare đã giới thiệu cho bạn. Chính vì thế hãy điều trị sẹo rỗ càng sớm càng tốt để có thể đạt được kết quả tốt nhất nhé.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare